Mổ xẻ con gấu 3.500 năm trước được phát hiện ở Siberia

Một con gấu nâu được bảo quản gần như hoàn hảo bởi băng vĩnh cửu chỗ gần Bắc Cực nơi Siberia hoang dã gần 3.500 năm. Nó được phát hiện năm 2020 bởi những người chăn tuần lộc. Gần đây, nhóm các nhà khoa học đưa tin về việc họ mổ xẻ nó, theo Reuters đưa tin hôm 24/2.

Gấu được bảo quản gần như hoàn hảo 3.460 năm bởi băng vĩnh cửu ở Siberia. (Ảnh chụp màn hình)

Video: Một con gấu cái được tìm thấy sau gần 3.500 năm

 

“Đó là phát hiện cực kỳ độc đáo: Bộ xác hoàn hảo của một con gấu nâu cổ đại,” theo Maxim Cheprasov, trưởng phòng thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm Bảo tàng Lazarev Mammoth tại Đại học Liên bang Đông Bắc ở Yakutsk, miền đông Siberia.

Con gấu cái được những người chăn tuần lộc tìm thấy vào năm 2020 nhô ra khỏi lớp băng vĩnh cửu trên đảo Bolshoy Lyakhovsky, một phần của quần đảo Tân Siberia cách thủ đô Moscow khoảng 4.600 km về phía đông.

Bởi vì nó được tìm thấy ở phía đông của sông Bolshoy Etherican, nên nó được đặt tên là gấu nâu Etherican.

Nhiệt độ khắc nghiệt đã giúp bảo tồn mô mềm của gấu trong 3.460 năm, kèm theo cả phần còn lại của những bữa ăn cuối cùng của nó: lông chim và thực vật. Con gấu được mô tả là cao 1,55 mét (5,09 ft) và nặng gần 78 kg (172 pound).

“Lần đầu tiên, một bộ xác [cổ đại] với các mô mềm đã đến tay các nhà khoa học, cho chúng tôi cơ hội nghiên cứu các cơ quan nội tạng và kiểm tra não,” ông Cheprasov nói.

Nhóm khoa học ở Siberia đã cắt lớp da cứng rắn của con gấu, cho phép kiểm tra não, các cơ quan nội tạng của nó, và thực hiện một loạt nghiên cứu về tế bào, vi sinh, virus học, và di truyền.

Thậm chí cả mô màu hồng và mỡ màu vàng của con gấu có thể nhìn thấy rõ trong video mổ xẻ.

Họ cũng cưa xuyên qua hộp sọ của nó, sử dụng máy hút để hút bụi xương sọ trước khi lấy não của nó.

Ông Cheprasov cho biết: “Phân tích di truyền đã chỉ ra rằng loài gấu này không khác biệt về mitochondrial DNA với loài gấu hiện đại ở phía đông bắc nước Nga — Yakutia và Chukotka.”

Ông cho biết con gấu có lẽ khoảng 2–3 tuổi. Nó chết vì chấn thương cột sống.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm cách nào mà con gấu lại xuất hiện trên hòn đảo, nơi hiện được chia cắt với đất liền bởi một eo biển rộng tới 50 km (31 dặm). Có lẽ nó đã vượt qua băng, hoặc đã bơi qua, hoặc là do hòn đảo vẫn là một phần của đất liền vào thời điểm đó.

Quần đảo Lyakhovsky chứa một số kho báu cổ sinh vật học phong phú nhất trên thế giới, thu hút cả các nhà khoa học và những người buôn bán ngà voi săn tìm voi ma mút lông mịn.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Bộ Công Thương Việt Nam: Mỹ áp thuế 46% là ‘thiếu khoa học và không công bằng’

Hiện Bộ trưởng Công Thương đã có công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn…

26 phút ago

[VIDEO] Thủ tướng Canada gọi thuế quan của Mỹ là “vô lý, không có cơ sở” và “sai lầm”

Thủ tướng Canada Mark Carney đã phê phán chính sách thuế mới của Mỹ, bao…

1 giờ ago

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế…

1 giờ ago

Tổng thống Trump khen quảng cáo của Ford nói về lắp ráp hầu hết ô tô tại Hoa Kỳ

Hôm thứ Năm (3/4), Tổng thống Donald Trump đã hoan nghênh "quảng cáo tuyệt vời"…

2 giờ ago

Thái Nguyên: Phát hiện 18 cây chè cổ 200 tuổi trên núi Tam Đảo

18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo có vanh gốc…

3 giờ ago

Nhờ thuế ô tô của TT Trump, General Motors sẽ mở rộng sản xuất tại nhà máy Indiana

General Motors (GM) có kế hoạch mở rộng sản xuất tại một trong những nhà…

3 giờ ago