Sự phá hoại của thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại
- Phong Trần
- •
Trung tâm nghiên cứu Pew của nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 07 năm 2005, cho thấy 63% người Mỹ muốn tiếp nhận Thuyết tiến hóa đang được dạy trong trường, đồng thời cũng tiếp nhận Thuyết sáng thế trong tôn giáo, 38% người dứt khoát chủ trương trường học chỉ dạy Thuyết sáng thế, không dạy Thuyết tiến hóa.
Năm 2001, trong một cuộc điều tra dân ý tại Gallup về nguồn gốc và sự phát triển của nhân loại, 1.000 người Mỹ đã được yêu cầu chọn quan điểm gần với cách nhìn của mình nhất. Điều tra cho thấy:
- 45% người đó đã chọn “Thượng đế đã sáng tạo ra nhân loại ngày nay từ một vạn năm trước”,
- 37% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mà thành, hơn nữa Thượng đế đã làm chủ quá trình này”,
- 12% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mà thành và không liên quan gì tới Thượng đế”,
- 6% người biểu thị không có quan điểm gì hoặc không có bất kỳ khuynh hướng nào.
Rất nhiều độc giả, đặc biệt là người ở Trung Quốc Đại lục, đã vô cùng kinh ngạc trước kết quả cuộc điều tra này. Kỳ thực những nước phương Tây tự do tín ngưỡng, không tiếp nhận Thuyết tiến hóa có rất nhiều người, điều này không hề dẫn tới sự lạc hậu, ngu dốt của những quốc gia đó. Kỳ thực sự phát triển văn minh của những quốc gia này lại vừa hay có quan hệ mật thiết với tư tưởng tự do, mở cửa, khoan hồng.
Thuyết tiến hóa đến từ phương Tây, nhưng trong những người tin tưởng Thuyết tiến hóa thì tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, Liên Xô cũ và những quốc gia cộng sản cũ của Đông Âu. Đặc điểm chung của những nước này là: Quyền lực quốc gia được dùng để ngăn cấm tín ngưỡng và nhồi nhét Thuyết vô Thần. Từ đó, nhiều người dân bị giáo dục một chiều, không chỉ tự mình coi “Thuyết vô Thần” là quy tắc vàng, mà còn đương nhiên cho rằng mọi người ai cũng vậy.
Bài viết này không đi sâu về tranh luận phủ nhận thuyết tiến hóa, mà chỉ nêu ra tác hại của học thuyết này đối với nhân loại. Xem thêm danh sách bài đầy đủ tại chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa
Trước khi có thuyết tiến hóa…
Hiện nay mọi người luôn cho rằng thuyết tiến hóa là thuộc phạm trù Sinh vật học. Trên thực tế ảnh hưởng của thuyết tiến hóa người vượt quá xa một phạm trù nghiên cứu khoa học. Tác động lớn nhất của nó là lên đạo đức nhân loại, một cách tiêu cực.
Nhìn chung có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy trì đạo đức cơ bản của xã hội, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì học thuyết đó chính là tà ác. Vậy hãy phân tích thử xem ảnh hưởng của thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại là như thế nào?
Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ có ràng buộc về luân lý đạo đức. Sự phá hoại của thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại chủ yếu biểu hiện ở việc: nó phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, khuyến khích tính ích kỷ tà ác của con người.
Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây rất tin tưởng việc “Thượng Đế tạo ra con người”, họ tin rằng Thần linh có sự quản chế ràng buộc đối với nhân loại. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”, “Thiện ác hữu báo”. Phật gia khuyến khích từ bi – đối xử tốt ngay cả đối với người xa lạ, còn trong sách “Đạo đức kinh” của Lão Tử có mấy ngàn chữ, thực ra đều giảng “Đạo, Đức”. Được ràng buộc bởi đạo đức cơ bản, con người kiềm chế được ma tính, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển một cách bình thường khỏe mạnh, nền văn minh có thể được tiếp tục duy trì.
Nói cách khác, trăm ngàn năm qua mọi người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.
>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?
Trong thuyết tiến hóa, không có chỗ cho tình thương
Đối với thuyết tiến hóa, tư tưởng nòng cốt của nó là “kẻ mạnh sinh tồn” khiến con người hiện đại tìm được cái cớ để lừa gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “kẻ mạnh sinh tồn” này, “sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc, không quan tâm dùng thủ đoạn gì.
Những thứ quan niệm “Con chim dậy sớm mới bắt được sâu”, “Trâu chậm uống nước đục”, “Người không vì mình, trời tru đất diệt”… thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người.
Trong triết học đấu tranh này, “thành công” được xây dựng trên cơ sở “thất bại” của người khác. Tại đây không hề có lương tri và công lý, cũng chẳng có đúng và sai, thiện và ác, còn sót lại chỉ là thành và bại: thành công thì là điều tốt, thất bại thì là điều xấu. Cho nên hàng hóa nhiễm độc biến chất tràn ngập thị trường, không chút do dự mà làm tổn hại người khác.
Ngày nay mọi người đã quen với việc dùng việc có “thành công” hay không làm tiêu chuẩn duy nhất đo lường giá trị của một con người, mà không nói tới y đã dùng thủ đoạn nào. Cho nên bám được “ông to”, “sếp lớn” là mục tiêu của phụ nữ, có gái đẹp theo bên mình là sự hãnh diện của đàn ông, trẻ nhỏ thi đỗ trường đại học nổi tiếng là hy vọng duy nhất của các bậc phụ huynh. Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn cân nhắc, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn, cho nên học sinh bây giờ học tập cả ngày lẫn đêm.
Mọi người không còn tin tưởng truyền thống đạo đức về lương thiện, khoan dung, nhường nhịn… Ngay cả những đại ca xã hội đen cũng trở thành đối tượng mà nhiều người sùng bái, hay câu nói như ”thứ gì không mua được bằng tiền, có thể mua bằng rất nhiều tiền,” cổ súy cho người ta bán rẻ lương tâm. Căn cứ triết học của những biểu hiện nói trên đều giống nhau, tức là “quần ngư tranh thực, kẻ mạnh sinh tồn”.
Thuyết tiến hóa còn châm lửa cho nạn kỳ thị chủng tộc và cuộc diệt chủng của Hitler.
Quay trở về với văn hóa truyền thống
Thực ra, chúng ta chỉ cần tĩnh tâm lại và suy nghĩ, nếu chỉ có “Con chim dậy sớm mới bắt được sâu”, như thế chẳng phải những con chim dậy muộn hơn đều phải bị chết đói ư? Thực tế, trong hoàn cảnh tự nhiên lại là như thế này: “Con chim dậy sớm ăn côn trùng dậy sớm, con chim dậy muộn ăn côn trùng dậy muộn”. Trong cuộc sống thực tế, những kẻ liều mạng cố gắng vì ích lợi cá nhân, những kẻ không từ một thủ đoạn nào đều luôn luôn có thể đạt được mục đích ích kỉ sao?
Có 2 cách để giải quyết mâu thuẫn: Một là dùng vũ lực ra bên ngoài tấn công người khác, hai là dùng lực vào bên trong tìm ở sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người khác, nếu lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu thế. Đó chính là sức mạnh của Nhẫn.
Hai bên có mâu thuẫn, ngoài mối quan hệ đấu tranh một mất một còn mang tính phá hoại, còn có thể biểu hiện quan hệ cộng sinh, quan hệ hài hòa. Những năm 60 của thế kỷ trước, Martin Luther King – người lãnh đạo cuộc vận động dân quyền của Mỹ không hề dùng một khẩu súng một viên đạn mà lại lấy được lòng người da đen, thậm chí là quyền bình đẳng giữa tất cả người da trắng và người da màu, đã thay đổi lịch sử nước Mỹ. Mahatma Gandhi – người được tôn làm Quốc phụ của Ấn Độ đã dùng phương thức hòa bình lý tính để giành lại được sự độc lập cho dân tộc Ấn Độ, lưu lại cho nhân loại một điển hình nổi bật.
Tại đây, có một ví dụ khác về việc tránh dùng vũ lực. Thái độ hữu hảo của Lincoln, tổng thống nước Mỹ, với kẻ đối địch về chính trị đã gây ra sự bất mãn của một quan viên. Ông ấy phê bình Lincoln không nên mưu đồ kết bạn với những người đó, mà nên tiêu diệt họ. Lincoln nói rất nhẹ nhàng: “Khi biến họ trở thành bạn của chúng ta, lẽ nào tôi không phải là đang tiêu diệt kẻ thù hay sao?”
Người Việt có câu ”dĩ hòa vi quý”, mà muốn giữ hòa khí thì phải có nhẫn nhịn. Nhẫn ấy không phải hèn nhát, mà là để chỉ người có ý chí kiên cường, có thể bao dung người khác, không dễ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, là đối lập với kiểu đấu tranh xốc nổi bạo lực.
Bởi vậy, quay trở về với văn hóa truyền thống, hoàn toàn loại bỏ ảnh hưởng của thuyết tiến hóa đối với xã hội chúng ta, phục hưng đạo đức của dân tộc đã là trách nhiệm xã hội không thể trốn tránh của mỗi một con người có lương tri. Bởi vì nó quan hệ đến bạn, đến tôi, đến mọi người, đến việc con cháu chúng ta có thể tiếp tục sinh tồn một cách tốt đẹp hay không!
“…Trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận [thuyết vô Thần], tiến hóa luận [thuyết tiến hóa], vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc.” (Vì sao có nhân loại – Đại sư Lý Hồng Chí).
Phong Trần tổng hợp
>> Xin lỗi ông, Darwin, nhưng vi khuẩn không cạnh tranh để sinh tồn
Từ khóa Văn hóa truyền thống thuyết tiến hoá Đạo đức học thuyết đấu tranh