NASA tiết lộ các địa điểm để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt Trăng

Hôm 19/8 vừa qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã chọn ra 13 khu vực tại cực Nam của Mặt Trăng để làm các địa điểm có thể đáp phi thuyền mang tên Sứ mệnh Artemis III trong tương lai. Đây là dự án nhằm đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2025, theo NASA.

13 khu vực được NASA lựa chọn. (Ảnh: NASA)

Một quan chức tại bộ phận phát triển chiến dịch Artemis của NASA, ông Mark Kirasich cho hay: “Chọn các khu vực trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiến một bước lớn gần hơn tới việc đưa người lên Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ sau sứ mệnh Apollo”.

NASA cho biết rằng các khu vực trên đều nằm trong vĩ độ 6 ở cực Nam Mặt Trăng, một khu vực nước đóng băng nằm trong các miệng núi lửa tối và có thể được tiếp cận với ánh Mặt trời liên tục trong 6,5 ngày – quãng thời gian dự kiến của sứ mệnh Artemis III trên Mặt Trăng.

Tàu không gian Apollo cách đây hơn 50 năm đã đến các vùng xích đạo của Mặt Trăng, nơi có ánh sáng ban ngày kéo dài đến 2 tuần. Cực Nam cũng có thể chỉ có vài ngày nhận ánh sáng Mặt Trời, khiến sứ mệnh này khó khăn hơn và hạn chế thời điểm NASA có thể phóng tàu không gian.

Bà Sarah Noble, người đứng đầu mảng nghiên cứu khoa học Mặt Trăng của Artemis, cho biết: “Một số trong các địa điểm đã chọn là những nơi cổ xưa nhất của Mặt Trăng, và cùng với các khu vực thường xuyên tối, chúng mở ra nhiều cơ hội để hiểu thêm về lịch sử của Mặt Trăng thông qua các vật liệu chưa được nghiên cứu trên Mặt Trăng trước đó”.

Việc tiếp xúc với nguồn băng và ánh sáng Mặt Trời rất quan trọng cho việc lưu lại dài hơn trên Mặt Trăng bởi sẽ tạo ra một nguồn điện và giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ. Khác với sứ mệnh Apollo kết thúc năm 1972, Artemis được thiết kế để tạo ra một sự hiện diện lâu dài trên và xung quanh Mặt Trăng.

Theo nhà khoa học thám hiểm của NASA, ông Jacob Bleacher, nước trên Mặt Trăng rất có giá trị xét theo góc độ khoa học và cũng là một nguồn tài nguyên vì nhờ nước, chung ta có thể chiết xuất khí oxy và hydro cho các hệ thống hỗ trợ sự sống và nhiên liệu.

NASA giải thích rằng các khu vực đã được chọn đã tính đến các thời điểm Artemiss III. Cụ thể, mỗi điểm hạ cánh cụ thể sẽ phù hợp với một thời điểm phóng, nên nhiều điểm hạ cánh sẽ đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm phóng trong năm. Hơn nữa, mỗi địa điểm được chọn đều có lợi ích về mặt khoa học và được đánh giá dựa trên đất đai, liên lạc và các điều kiện ánh sáng, cũng như khả năng đáp ứng các mục đích khoa học.

NASA đang chuẩn bị phóng tàu không gian Artemiss đầu tiên, vào ngày 29/8 tới. Chuyến đi này (được gọi là sứ mệnh Artemis I) sẽ đánh dấu lần đầu tiên NASA phóng tên lửa Hệ thống Phóng Không gian lớn, có thể đưa một khoang khách Orion trong đó chở phi hành gia, nhưng không có phi hành gia nào trong chuyến này. Tàu sẽ được phóng lên quỹ đạo quanh Mặt Trăng trong khoảng 42 ngày.

Phan Anh

https://trithucvn2.net/the-gioi/chien-tranh-nga-ukraine-co-the-ket-thuc-nhu-the-nao.html

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Đà Nẵng gọi mời thầu dự án Nhà máy xử lý chất thải hơn 2.777 tỷ đồng

Sau hơn 10 năm chủ trương xây dựng, Đà Nẵng vừa phát thông báo mời…

2 phút ago

Ông Elon Musk tuyên bố lập đảng mới ở Mỹ

Tỷ phú công nghệ Elon Musk thông báo đã thành lập đảng mới để đối…

46 phút ago

Texas: Lũ quét khiến ít nhất 43 người thiệt mạng, nhiều người vẫn mất tích

Lũ quét ở bang Texas (Mỹ) đã khiến ít nhất 43 người tử vong và…

1 giờ ago

Nhìn vào Tập mà rút ra bài học, chọn hành thiện mới thuận thiên ý đắc nhân tâm

Tập Cận Bình đã nắm quyền gần 13 năm, nhưng con đường của ông không…

2 giờ ago

Có nên che dàn nóng của điều hòa để tránh tiếp xúc với nắng mưa?

Nhiều người cảm thấy lo lắng về việc dàn nóng của điều hòa khi tiếp…

3 giờ ago

Miền Bắc bước vào chuỗi ngày nắng nóng, ít mưa

Từ ngày 6/7, miền Bắc trải qua chuỗi ngày nắng nóng, nhiệt độ có nơi…

3 giờ ago