Nghiên cứu: COVID-19 gây tác động lâu dài về tim mạch ở cả những bệnh nhân nhẹ

Theo nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện ra rằng ngay cả những bệnh nhân COVID-19 không nặng tới mức phải nhập viện vẫn có nguy cơ bị suy tim và gặp vấn đề liên quan đến máu đông có thể gây nguy cơ tử vong 1 năm sau đó.

(Ảnh minh họa: Par Mongkolchon Akesin/Shutterstock)

Bệnh tim và đột quỵ hiện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu mới đang trong quá trình xem xét để đăng tải trên tạp chí Nature, khả năng bị biến chứng tim gây tử vong ngày càng gia tăng ở những người khỏi bệnh COVID-19 (lên tới hàng trăm triệu người trên thế giới) có thể khiến vấn đề này trầm trọng hơn.

“Hậu quả của COVID-19 là rất lớn”, người đứng đầu nghiên cứu, ông Ziyad Al-Aly, giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe St. Louis ở Missouri, Mỹ cho biết.

“Các chính phủ và hệ thống y tế phải chú ý tới thực tế rằng COVID-19 sẽ gây vấn đề lớn hơn dưới hình thức ‘long COVID (di chứng kéo dài hậu COVID)’ và gây ra những hậu quả tàn khốc. Tôi lo ngại rằng chúng ta hiện chưa coi trọng vấn đề này một cách thích đáng”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch lớn khác ở những người mắc COVID-19 trong năm đầu tiên của quá trình hồi phục tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh ban đầu.

Họ đã so sánh nguy cơ biến chứng tim ở 151.195 người khỏi COVID-19 với nguy cơ ở hơn 3,6 triệu người không mắc bệnh.

Dữ liệu được thu thập từ hệ thống chăm sóc y tế tích hợp lớn nhất ở Mỹ. Phần lớn người tham gia là đàn ông và da trắng. Các tác giả cho rằng điều này có thể hạn chế mức độ khái quát của những phát hiện từ nghiên cứu đối với các nhóm khác.

Họ phát hiện thấy những bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện có nguy cơ suy tim tăng 39% và tăng 2,2 lần nguy cơ hình thành cục máu đông có thể gây tử vong ở người (được gọi là tình trạng thuyên tắc phổi) trong năm tiếp theo, so với những người không mắc bệnh.

Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi 1.000 bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện, có khoảng 5,8 trường hợp bị suy tim và 2,8 ca thuyên tắc phổi trong năm tiếp theo sau khi khỏi bệnh.

Đối với bệnh nhân COVID-19 từng phải nhập viện, nguy cơ ngừng tim tăng gấp 5,8 lần và nguy cơ viêm cơ tim tăng gấp gần 14 lần. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương tim ở các bệnh nhân COVID-19.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện từ các thảm họa thiên nhiên và đại dịch trước đây đã chỉ ra tác động gián tiếp của COVID-19, trong đó có việc cô lập xã hội, kiệt quệ tài chính, thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, cũng như sang chấn và đau buồn, cũng có thể ảnh hưởng đến các nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Phan Anh (tổng hợp)

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Trong 3 đến 5 năm tới, Big 4 có thể cắt giảm 50% nhân sự vì AI

Các hãng Deloitte, PwC, EY và KPMG đã đầu tư tổng cộng hàng tỷ USD…

19 phút ago

Đề xuất giữ nguyên Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu và Cà Mau khi sáp nhập hai tỉnh

Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu và Cà Mau nằm trong nhóm 7…

35 phút ago

Triều Tiên thừa nhận vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng tại một sự kiện quân sự

KCNA Triều Tiên tiết lộ hôm thứ Năm (22/5) rằng lãnh đạo tối cao Kim…

41 phút ago

Cảnh giác ngộ độc thực phẩm mùa hè: 4 nguy cơ lớn khi ăn thực phẩm sống

4 loại thực phẩm phổ biến có nguy cơ cao gây ngộ độc là thịt…

1 giờ ago

Nghệ giúp hạ huyết áp – Bí quyết tận dụng tối đa công dụng của nghệ

Nghệ – loại gia vị vàng quen thuộc trong mọi căn bếp – không chỉ…

2 giờ ago

Nga tuyên bố chưa có thêm lịch hòa đàm nào với Ukraine

Điện Kremlin cho biết Nga và Ukraine vẫn chưa lên lịch bất kỳ cuộc đàm…

2 giờ ago