Nhân viên tại các Big Tech (hãng công nghệ lớn) như Microsoft, Amazon, Apple, Facebook và Alphabet (công ty mẹ của Google), đã quyên góp ít nhất 15,1 triệu USD cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Joe Biden, theo Open Secrets.
Theo tờ The Wall Street Journal, các khoản quyên góp đến từ nhân viên của Big Tech lớn hơn rất nhiều số tiền được trao từ các nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng và pháp lý. Năm công ty thuộc Big Tech cũng là nguồn gây quỹ lớn nhất cho chiến dịch của ông Biden.
Trong khi hầu hết các nhân viên công nghệ từ lâu đã ủng hộ các ứng viên thuộc đảng Dân chủ thay vì đảng Cộng hòa, các chiến dịch tranh cử tổng thống trước đây, bao gồm cả bà Hillary Clinton và cựu Tổng thống Barack Obama, dựa nhiều hơn vào các nhà tài trợ và các tập đoàn bên ngoài lĩnh vực công nghệ.
Ngoài Alphabet và Microsoft, các nhân viên tại công ty Morgan & Morgan, J.P. Morgan Chase và Time Warner, hiện là một phần của AT&T, đều là những nhà tài trợ chính cho chiến dịch năm 2016 của bà Clinton, theo Open Secrets. Năm 2012, các nhân viên của Microsoft, Google, Deloitte, Time Warner và Disney là những nhà tài trợ hàng đầu cho chiến dịch tái đắc cử của ông Obama.
Các nhân viên Phố Wall cũng quyên góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Biden, trong đó Goldman Sachs, Citigroup, Bank of America, Wells Fargo và JP Morgan đã quyên góp được tổng cộng 3,7 triệu USD. Nhưng các nhân viên của Alphabet đã quyên góp hơn 5,2 triệu USD và các nhân viên của Microsoft, Amazon và Facebook đã quyên góp lần lượt là 3,2 triệu USD, 2,8 triệu USD và 1,9 triệu USD.
Mặc dù luật tài chính chiến dịch cấm các công ty quyên góp trực tiếp cho các chiến dịch chính trị, nhưng nhân viên của họ có thể quyên góp cho các chiến dịch theo lựa chọn của mình.
Theo Open Secrets, trong cuộc đua tái đắc cử của cựu Tổng thống Donald Trump, các nhân viên tại American Airlines, Boeing, Lockheed Martin, Wells Fargo và một số cơ quan chính phủ đã quyên góp nhiều nhất cho chiến dịch của ông.
Những phát hiện này xuất hiện sau làn sóng phản đối Big Tech ngày càng tăng, phần lớn đến từ các đảng viên Cộng hòa, những người đã cáo buộc rằng các công ty có thành kiến chống lại họ và kiểm duyệt nội dung bảo thủ với tần sát cao hơn nhiều kiểm duyệt nội dung tự do. Tuy nhiên, các công ty công nghệ đã phủ nhận rằng những chính sách kiểm duyệt của họ có liên quan đến động cơ chính trị và niềm tin của nhân viên trong công ty sẽ ảnh hưởng tới các quyết định kiểm duyệt của họ.
Các nhà lập pháp của cả hai đảng cũng chỉ rõ rằng các công ty công nghệ, đặc biệt là Facebook, Google, Amazon, có tầm ảnh hưởng quá lớn, vậy nên nhiều người đã kêu gọi chính phủ tiến hành việc giám sát nhiều hơn nữa, trong khi những người khác kêu gọi việc chia nhỏ Big Tech. Ba công ty trên đều đang phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền và 3 vị giám đốc điều hành của công ty dự kiến sẽ ra điều trần trước ủy ban Hạ viện vào tháng 3/2021.
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…