Robot của NASA lần đầu tiên chụp ảnh tia nắng trên sao Hỏa

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) đã đăng ảnh chụp toàn cảnh hoàng hôn sao Hỏa của robot tự hành Curiosity, được ghép từ 28 ảnh nhỏ.

Robot Curiosity của NASA lần đầu tiên chụp ảnh những tia sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua các đám mây lúc hoàng hôn hôm 2/2. (Ảnh: NASA)

Bức ảnh cho thấy những tia sáng chiếu lên một dải mây khi Mặt Trời xuống dưới đường chân trời hôm 2/2. Những tia nắng này còn được gọi là tia hoàng hôn (crepuscular), bắt nguồn từ từ “chạng vạng” trong tiếng Latin. Đây là lần đầu tiên các tia nắng Mặt Trời được quan sát rõ như vậy trên sao Hỏa.

Curiosity chụp cảnh tượng này trong cuộc khảo sát mây chạng vạng mới nhất, được tiến hành dựa trên các quan sát năm 2021 về mây dạ quang (noctilucent). Trong khi hầu hết các đám mây sao Hỏa lơ lửng cách mặt đất không quá 60 km và cấu tạo từ băng nước, thì mây trong ảnh chụp mới dường như ở độ cao lớn hơn, nơi đặc biệt lạnh. Điều đó cho thấy những đám mây này cấu tạo từ băng CO2, còn gọi là đá khô.

Tương tự như trên Trái Đất, mây cung cấp thông tin phức tạp và quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thời tiết. Thông qua nghiên cứu thời gian và địa điểm mây hình thành, họ có thể hiểu rõ hơn thành phần, nhiệt độ của khí quyển cũng như gió sao Hỏa.

Trong cuộc khảo sát mây năm 2021, nhiều hình ảnh đến từ các camera điều hướng đen trắng của Curiosity, cung cấp cái nhìn chi tiết về cấu trúc của mây trong lúc dịch chuyển. Nhưng cuộc khảo sát mới, diễn ra từ tháng 1 đến giữa tháng 3/2023, sử dụng camera màu Mastcam nhiều hơn, giúp các nhà khoa học tìm hiểu xem các hạt mây phát triển như thế nào qua thời gian.

Ngoài hình ảnh các tia nắng, Curiosity còn chụp được dải mây nhiều màu sắc giống hình lông vũ hôm 27/1. Khi được ánh Mặt Trời chiếu sáng, một số loại mây có thể trở thành mây ngũ sắc với màu sặc sỡ như cầu vồng.

Robot Curiosity chụp ảnh đám mây ngũ sắc hình lông vũ ngay sau khi Mặt Trời lặn hôm 27/1. (Ảnh: NASA)

“Bằng cách xem xét sự chuyển đổi màu sắc, chúng tôi thấy được sự thay đổi kích thước hạt trong mây. Điều đó cho chúng tôi biết về cách đám mây phát triển và cách các hạt thay đổi kích thước theo thời gian”, Mark Lemmon, nhà khoa học khí quyển tại Viện Khoa học Vũ trụ ở Boulder, Colorado, nói về mây ngũ sắc.

Phan Anh

Video: Giải mật vụ J6 – vụ hỗn loạn đồi Capitol. Sự thật mới tiết lộ về người đàn ông đeo sừng

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago