Rốt cuộc thì có bao nhiêu gram nhựa trong hải sản chúng ta ăn?

Một lượng lớn các chất thải nhựa được tạo ra mỗi ngày và phần nhiều trong số đó bị phân rã thành những mảnh cực nhỏ với tên gọi hạt vi nhựa (microplastic) và xâm nhập vào các loại hải sản, đi vào nguồn nước và thậm chí có trong nước mưa… Tuy nhiên, chúng ta không thực sự biết nhiều về những rủi ro mà các hạt vi nhựa gây ra cho động vật và con người. Xuất phát từ vấn đề trên, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới nhằm đo lường số hạt vi nhựa có trong các mô của các loại hải sản.

(Ảnh: Shutterstock)

Con người tiêu thụ một lượng nhỏ hạt nhựa thông qua những thứ như nước đóng chai hay hải sản, nhưng chúng ta lại không biết điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mình và mức độ có thể được coi là an toàn (nếu có) của nó. Kỹ thuật mới là bước đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề trên, với khả năng xác định và đo được 5 loại nhựa khác nhau cùng một lúc, với độ nhạy cao.

Trước tiên, các loại mô của nhiều loại hải sản được ngâm trong hóa chất và nó sẽ hòa tan bất kỳ loại nhựa nào có trong đó. Dung dịch còn lại sau đó được phân tích thông qua phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS), cho phép các nhà khoa học xác định xem loại nhựa nào xuất hiện và số lượng của chúng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Exeter (Anh) và Đại học Queensland (Úc). Họ đã lấy hàu sống, tôm, mực, cua và cá mòi từ một khu chợ. Kết quả phân tích cho thấy các hạt nhựa có trong tất cả các mẫu, với mức:

  • 0,04 mg/gram ở mô mực,
  • 0,07 mg ở tôm,
  • 0,1 mg ở hàu,
  • 0,3 mg ở cua
  • 2,9 mg ở cá mòi

>> Các hạt vi nhựa giờ đã trôi nổi trong không khí

Tác giả chính Francisca Ribeiro cho hay: “Xét trên một khẩu phần ăn trung bình, một người ăn hải sản có thể tiếp xúc với khoảng 0,7 mg nhựa khi ăn một phần hàu hoặc mực và lên đến 30 mg nhựa (trọng lượng trung bình của một hạt gạo) khi ăn cá mòi. Phát hiện của chúng tôi cho thấy lượng nhựa hiện diện rất khác nhau giữa các loài và giữa các cá thể cùng loài. Trong các loài hải sản được thử nghiệm, cá mòi có lượng nhựa cao nhất và đó là một kết quả đáng ngạc nhiên.”

Các loại nhựa mà những nhà nghiên cứu tìm thấy đến từ các nguồn hàng ngày, chẳng hạn như bao bì và hàng dệt tổng hợp. Những loại chất thải này trôi dạt vào môi trường biển, nơi chúng bị phân hủy và trở thành những hạt vi nhựa nhỏ đến mức gần như không thể phát hiện được. Những tiến bộ này có thể giúp các nhà khoa học theo dõi con đường mà chúng đi qua môi trường, cũng như hiểu rõ hơn tác động của chúng đối với động vật và con người tiêu thụ nó.

Giáo sư Tamara Galloway, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi không hiểu hết những rủi ro đối với sức khỏe con người khi ăn phải các hạt nhựa, nhưng phương pháp mới này sẽ giúp chúng tôi phát hiện ra chúng một cách dễ dàng hơn.”

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Environmental Science & Technology.

>> Thảm họa mới của thời đại: Mưa mang theo hạt vi nhựa

Theo New Atlas,
Phan Anh

Published by

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago