Trái Đất ngày càng quay nhanh hơn, liên tiếp ghi nhận ngày ngắn nhất trong lịch sử

Kể từ năm 2020, tốc độ quay của Trái Đất ngày càng nhanh hơn, tức là một ngày hiện chỉ còn chưa đầy 24 giờ. Ngày 29/6/2022, các nhà khoa học phát hiện Trái Đất đã trải qua ngày ngắn nhất trong lịch sử (ngắn hơn 1,59 mili giây so với một ngày 24 giờ thông thường), nhưng đến hôm 26/7, con số này đã rút ngắn xuống còn 1,50 mili giây.

(Ảnh: Timothy Hodgkinson/Shutterstock)

Kỷ lục cũ thuộc về ngày 19/7/2020, khi Trái Đất hoàn thành một vòng quay ít hơn 1,4602 mili giây so với 24 tiếng tròn.

Trái Đất quay hết một vòng trong khoảng 24 tiếng. Nhưng độ dài của ngày thay đổi khác nhau do một số nguyên nhân. Cứ khoảng 100 năm, Trái Đất lại mất thêm vài mili giây để hoàn thành một vòng quay. Sự chuyển động bên trong của hành tinh, khí quyển và các vệ tinh cũng làm thay đổi độ dài ngày. Trong vài năm qua, có vẻ thời gian của một ngày đang bị rút ngắn dần.

Trái Đất từng phá vỡ nhiều kỷ lục về tốc độ kể từ năm 2020. Năm 2020 có 28 ngày trong số những ngày ngắn nhất từng ghi nhận kể từ thập niên 1960. Giới chuyên gia chưa rõ chính xác lý do, nhưng một ý kiến cho rằng có thể do những thay đổi của trục quay.

Việc tìm hiểu các chuyển động phức tạp của Trái Đất, đặc biệt nếu chúng liên quan đến các chu kỳ dài hạn, có thể mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, may mắn là hầu hết ảnh hưởng của những dao động này không đáng kể. Nếu sự chênh lệch tích lũy sau nhiều tháng hoặc nhiều năm trở nên quá lớn, IERS có thể thêm một giây nhuận vào ngày giờ chính thức. Giây nhuận gần đây nhất được bổ sung vào ngày 31/12/2016.

Một thành viên của Diễn đàn Vật lý cho hay rằng: “Vũ trụ đang giãn nở, khoảng cách giữa các vì sao ngày càng lớn hơn. Mối quan hệ giữa các không gian, thời gian và tốc độ ánh sáng bù đắp cho điều này như thế nào? Những thay đổi về khoảng cách giữa các vì sao có thể đo lường được. Tốc độ ánh sáng là không đổi và có thể đo được. Nhưng bản thân Thời gian thì sao, những thay đổi đối với thời gian có thể đo được không? Hay đó là một nghịch lý trong chính nó? Làm cách nào để có thể đo lường được sự thay đổi tiềm ẩn của thời gian trong khi chúng đang biến đổi không ngừng?”

“Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng đo độ dài của một cây gậy đang giảm bao nhiêu thước so với cây gậy thứ hai cũng đang giảm chiều dài với cùng tốc độ như cây gậy đầu tiên, và nếu mọi thứ khác xung quanh bạn (bao gồm cả bản thân bạn) đang bị thu hẹp lại với tốc độ tương tự thì bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được có một sự thay đổi như vậy”.

Theo đó, thời gian đồng hồ của chúng ta vẫn hoạt động theo giây và phút trong khoảng 24 giờ một ngày, trong khi tần số cộng hưởng Schumann gia tăng dường như khiến chúng ta cảm nhận thời gian chỉ dài bằng 2/3 so với trước đây.

Một số nhà khoa học tin rằng khi tần số xung đạt mức 13 chu kỳ/giây, Trái Đất sẽ thực sự ngừng quay. Sau đó, nó có thể đứng yên trong 3 ngày trước khi đảo ngược vòng quay của nó, và dĩ nhiên là chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy đến sau đó.

Phan Anh

Trái đất sắp hết dầu mỏ chưa?

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

5 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

6 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

13 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

14 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

15 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

15 giờ ago