Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc sắp rơi xuống mặt đất

Mới đây cơ quan hàng không vũ trụ tại châu Âu và Mỹ đã đưa ra dự đoán mới về trạm vũ trụ Thiên Cung 1 (Tiangong-1) của Trung Quốc. Mặc dù khó dự đoán được điểm rơi, nhưng các chuyên gia cho rằng các vùng có thể sẽ bị ảnh hưởng gồm phía bắc Trung Quốc, Trung Đông, miền Trung nước Ý, phía bắc Tây Ban Nha, phía bắc nước Mỹ, New Zealand, Tasmania, Nam Mỹ và châu Phi.

Theo phân tích của các nhà khoa học châu Âu và Mỹ, trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc sẽ rơi vào tuần đầu tiên của tháng Tư, sai số vào khoảng trên dưới một tuần (Ảnh từ Sina.com)

Theo The Guardian (Anh), công ty Hàng không vũ trụ của Mỹ là Aerospace Corporation ước tính Thiên Cung 1 sẽ rơi vào tuần đầu tiên của tháng Tư, sai số vào khoảng trên dưới một tuần. Cơ quan Vũ trụ châu Âu thì cho rằng, Thiên Cung 1 sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 24/3 – 19/4.

Tuy dự đoán thời gian rơi Thiên Cung 1 của châu Âu và Mỹ khá gần nhau, nhưng đều không thể đoán được địa điểm rơi cụ thể.
Báo cáo của Aerospace Corporation chỉ ra, địa điểm rơi của Thiên Cung 1 có thể nằm giữa 43 độ vĩ bắc và phía nam, bao gồm các khu vực như miền bắc Trung Quốc, Trung Đông, miền Trung nước Ý, phía bắc Tây Ban Nha, phía bắc Mỹ, New Zealand, Tasmania, Nam Mỹ và châu Phi.

Cũng theo Aerospace Corporation, khả năng Thiên Cung 1 rơi vào khu đông dân cư rất nhỏ. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh trong trạm không gian Thiên Cung 1 có loại chất độc hại cao và ăn mòn mạnh.

Trên trang web của mình, Aerospace Corporation cho biết: “Lần này mảnh vỡ lại đi vào bầu khí quyển, có thể không có bất kỳ người nào bị thương tích hoặc tài vật nào bị thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trạm không gian có chất độc và ăn mòn cao. Vì vậy, để được an toàn, tuyệt đối không được chạm vào bất kỳ mảnh vỡ nào rơi xuống đất, cũng không được ngửi hơi bốc lên từ những mảnh vỡ này.”

Trước đó có học giả Mỹ đã nói trong Thiên Cung 1 chứa chất có độc tính cao, sẽ phá hoại môi trường nghiêm trọng ở nơi mà nó rơi xuống, thậm chí biến khu vực nó rơi thành khu cấm người qua lại.

Thiên Cung 1 là phòng thí nghiệm không gian đầu tiên của Trung Quốc, ra mắt vào ngày 29/9/2011, đã từng kết nối với các tàu không gian Thần Châu 8, 9 và 10. Tuy nhiên sau khi Thiên Cung 1 hết tuổi thọ vẫn chưa cho nghỉ mà đến tận tháng 3/2016 mới chính thức chấm dứt trao đổi dữ liệu. Cùng năm 2016, Trung Quốc thừa nhận rằng đã mất khả năng kiểm soát Thiên Cung 1, không thể kiểm soát được quỹ đạo rơi của nó.

Tháng Mười năm ngoái, VOA (Mỹ) dẫn phân tích của chuyên gia rằng, Thiên Cung 1 nằm ngoài tầm kiểm soát, tất cả vì sai lầm của Trung Quốc. Thông tin dẫn lời nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell thuộc Đại học Harvard cho biết, đáng lẽ sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải cho Thiên Cung 1 ngừng hoạt động, như vậy Trung Quốc có thể xử lý nó một cách an toàn. “Nhưng họ nghĩ, nếu lỡ sau khi phóng Thiên Cung 2 mà nó không hoạt động thì sao? Hay là cứ giữ lại Thiên Cung 1 cho nó tiếp tục làm việc. Kết quả đã chứng minh đây là quyết định sai lầm, bởi vì vài tháng sau Thiên Cung 1 đã không thể hoạt động được vì bị trục trặc nguồn năng lượng. Đây là nguyên nhân gây ra tình cảnh này.”

Thành Đô

Xem thêm:

Thành Đô

Published by
Thành Đô

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

3 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

4 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

8 giờ ago