Nhóm chuyên gia về sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech cho rằng các bệnh nhân có thể tiếp cận với vắc-xin ngừa ung thư trước năm 2030, theo hãng tin Bloomberg. Đôi vợ chồng nhà nghiên cứu người Đức Ugur Sahin và Ozlem Tureci (đồng sáng lập BioNTech ở Đức vào năm 2008) cho biết họ không khẳng định chắc chắn tìm ra phương pháp chữa trị bệnh ung thư, nhưng đã đạt được những đột phá nhất định.
Khi được hỏi về thời điểm mọi người trên thế giới có thể tiếp cận vắc-xin ung thư, Giáo sư Sahin cho biết điều đó có thể xảy ra muộn nhất là năm 2030.
Trong khi đó, Giáo sư Tureci cho hay: “Những gì chúng tôi đã nghiên cứu trong nhiều thập kỷ để phát triển vắc-xin ung thư đã trở thành tiền đề cho vắc-xin COVID-19, và giờ đây, kinh nghiệm từ vắc-xin COVID-19 sẽ lại giúp ích cho việc phát triển vắc-xin ung thư”. Bà cho biết những phát triển này cũng đã giúp các cơ quan quản lý tìm hiểu về vắc-xin mRNA.
Ở một diễn biến khác, theo bác sĩ Ashish Jha, điều phối viên COVID-19 của Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 mũi thứ 5 vào cuối tháng 10. Ngoài 4 lần tiêm trước đó, ông Biden đã nhiễm COVID-19 và bình phục vào tháng Tám. Ông Jha cho biết cần phải đợi 3 tháng sau khi hồi phục mới có thể tiêm thêm 1 mũi khác, do đó mốc thời gian cho mũi tiêm thứ 5 là vào cuối tháng 10. Ông Biden tiêm mũi thứ 4 vào ngày 30/3, sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào ngày 21/7 và bị cách ly đến ngày 7 /8 sau 2 lần xét nghiệm âm tính.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…