Lỗ thủng tầng ozone luôn là một vấn đề môi trường nhận được sự quan tâm của con người. Giờ đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone lớn nhất hình thành trên Bắc Cực trong vòng 25 năm qua.
Tầng ozone bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ cực tím của Mặt trời, nhưng vào những năm 1980, một lỗ thủng trong tầng ozone đã được phát hiện tại Nam Cực. Nguyên nhân chính là do chlorofluorocarbons (CFC), loại hóa chất phổ biến được dùng trong bình phun khí và chất làm lạnh tại thời điểm đó. Để giải quyết vấn đề này, Nghị định thư Montreal năm 1987 đã yêu cầu các quốc gia loại bỏ CFC và lỗ thủng này đã dần bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ.
Trên thực tế, kích thước của lỗ thủng này dao động theo mùa. Nó đạt cực đại vào thời điểm tháng 10, khi Nam Cực bắt đầu ấm lên. Nhiều ánh sáng mặt trời hơn đồng nghĩa với việc có nhiều tia bức xạ UV hơn, kết hợp với nhiệt độ cực lạnh, trường gió và các loại hóa chất như CFC đã tạo ra lỗ thủng trong tầng ozone.
>> Nam Cực đã được hình thành như thế nào?
Bắc Cực cũng trải qua một chu kỳ tương tự, với mật độ ozone dao động trong suốt một năm. Nhưng vì nhiệt độ ở đây không lạnh như Nam Cực, nên không bao giờ có một lỗ hổng nghiêm trọng trong tầng ozone quanh Bắc Cực.
Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) mới đây đã phát hiện ra sự sụt giảm mạnh bất thường của mật độ ozone trên Bắc Cực. Kể từ ngày 14/3 vừa qua, các mức ozone đã giảm xuống dưới 220 Đơn vị Dobson, từ đó tạo thành một lỗ thủng tầng ozone.
Phát hiện này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập bởi thiết bị Tropomi trên vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực này có phần mở rộng tối đa gần 1 triệu km2. Đây là con số lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 1995 cho đến nay. Tuy nhiên, diện tích lỗ thủng này vẫn còn rất nhỏ nếu so với lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực – có thể đạt kích cỡ từ 20 đến 25 triệu km2.
Nhóm nghiên cứu cho biết nguyên nhân gây ra sự suy giảm đáng kể của tầng ozone ở Bắc Cực là do những cơn gió mạnh bất thường đã giữ lại không khí lạnh bên trong cơn lốc cực (một vòng xoáy của những cơn gió ở tầng bình lưu) ở Bắc Cực. Tuy nhiên, điều này sẽ không diễn ra lâu. Theo các nhà nghiên cứu, lỗ thủng này sẽ tự lành lại vào giữa tháng 4. Dẫu vậy, vẫn cần quan sát thêm để biết liệu đây có phải là hiện tượng sẽ diễn ra thường xuyên hàng năm hay không.
Video mô tả cho thấy sự thay đổi mật độ ozone ở Bắc Cực:
>> Dữ liệu ẩn từ internet và vệ tinh hé lộ bức tranh khác về dịch bệnh
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…