Tín phiếu NHNN: 37.000 tỷ đồng và khoản lãi suất phải trả hai lần

Tuần vừa qua, thanh khoản trên thị trường có tình trạng dư thừa nhiều khiến NHNN phải phát hành tín phiếu để hút tiền về. Đây được coi là biện pháp khẩn thiết để giữ ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một căn bệnh mãn tính của hệ thống tài chính công – huy động và giải ngân không song hành.

Trong phiên ngày 17/7, NHNN phát hành 8.000 tỷ đồng tín phiếu và được các tổ chức tín dụng hấp thụ 100%. Năm phiên liên tiếp sau đó, NHNN đã hút về 37.000 tỷ đồng với lãi suất tín phiếu chỉ còn khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, ngày 7/7/2017, NHNN đã ban hành quyết định giảm lãi suất điều hành, lãi vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Cụ thể, giảm 0,25%/năm đối với các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.

Thông thường khi giảm lãi suất thì các chỉ tiêu tín dụng sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ hấp thụ vốn từ thị trường. Tuy nhiên, không rõ do chính sách này còn quá mới chưa phát huy tác dụng hay năng lực nền kinh tế có hạn, hay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn ứ tắc mà thanh khoản trên thị trường lại vẫn dư thừa, gây sức ép lên lạm phát và tỷ giá.

>> Nhiều doanh nghiệp Việt bỏ cuộc do môi trường kinh doanh quá khắc nghiệt

Về tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, đầu tháng 7/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng vừa nhắc nhở các bộ, ban ngành về việc chậm giải ngân, đồng thời yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm liên quan tới việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thì kết quả giải ngân trong 6 tháng đầu năm rất thấp, đạt xấp xỉ 91.400 tỷ đồng, bằng 25,6% kế hoạch. Số tiền chưa giải ngân hiện tại nằm trong các ngân hàng thương mại, đóng góp một phần không nhỏ vào việc dư thừa thanh khoản.

Việc hút bớt tiền về là giải pháp điều hành tiền tệ tức thời. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một căn bệnh mãn tính của hệ thống tài chính công Việt Nam: tốc độ huy động và giải ngân không song hành.

Trong khi đầu năm Chính phủ phải đi vay vốn để đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư với chi phí là một khoản lãi suất vay. Và bây giờ chính phủ lại tiếp tục phải trả lãi suất tín phiếu để thu hút ngược dòng tiền về để đảm bảo ổn định tỷ giá, lạm phát.

Huy động vốn nhanh, giải ngân chậm đang khiến chi phí điều hành chính sách tiền tệ tăng cao đồng thời chi phí vốn trở nên đắt đỏ.

Nguyên Hương

Xem thêm:

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

59 phút ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

1 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

2 giờ ago

TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương

Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Quảng…

2 giờ ago

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

2 giờ ago