7.000 tỷ đồng vốn dự kiến cho 4 dự án đường sắt

4 dự án đường sắt đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.

Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên tuyến đường sắt xuyên qua Hà Nội, ngày 19/12/2018. (Ảnh: Shutterstock)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, trong đó lưu ý tập trung 4 dự án đường sắt quan trọng đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.

Bốn dự án nói trên gồm:

Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh có tổng mức đầu tư dự kiến 1.600 tỷ đồng (tăng 200 tỷ đồng so với phương án vốn phê duyệt – Nghị quyết 556/NQ-UBTVQH14 ngày 31/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội);

Dự án cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt đoạn Nha Trang – Sài Gòn, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng (giảm 50 tỷ đồng so với phương án vốn phê duyệt);

Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng (giảm 150 tỷ đồng so với phương án vốn phê duyệt);

Dự án gia cố hầm yếu, kết hợp mở mới 3 ga và cải tạo kiến trúc hạ tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng.

Tổng vốn dự kiến của 4 dự án là 7.000 tỷ đồng.

Ngoài 4 dự án nêu trên, Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt trong các giai đoạn tới theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Về mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, ngành đường sắt đáp ứng khoảng 1- 2% thị phần vận tải hành khách và 1-3% thị phần vận tải hàng hóa; khoảng 4-5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Tỷ lệ này tới năm 2030 là 3-4% thị phần vận tải hành khách; 4-5% thị phần vận tải hàng hóa; khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Đến năm 2050, thị phần vận tải hành khách nâng lên 5-8%, thị phần vận tải hàng hóa là 5-6%; đáp ứng được trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Tập đoàn FLC bị phạt hơn 92 triệu đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị phạt 92,5 triệu đồng do vi phạm…

18 phút ago

Đắk Lắk ghi nhận 9 ổ dịch bệnh trên động vật

9 ổ dịch bệnh ghi nhận gồm 6 ổ dịch bệnh dại và 3 ổ…

46 phút ago

Đại tá Nguyễn Đức Huy làm Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Đại tá Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, cán bộ biệt…

2 giờ ago

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị phế truất

Toàn bộ 8 thẩm phán thuộc Tòa Hiến pháp Hàn Quốc đều nhất trí việc…

2 giờ ago

Tổng thống Trump ủng hộ lãnh đạo cánh hữu Le Pen của Pháp

Tổng thống Mỹ Donald Trump, phó tổng thống JD Vance và tỷ phú Elon Musk…

3 giờ ago

TikTok đối mặt với mức phạt hơn 500 triệu euro vì truyền dữ liệu EU sang Trung Quốc

TikTok sắp đối mặt với khoản phạt vi phạm quyền riêng tư hơn 500 triệu…

3 giờ ago