“Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp ngang tầm thế giới. Chỉ 14% doanh nghiệp Việt có lĩnh vực hoạt động chính là chế tạo”.
Ngày 22/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức lễ công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017.
Tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI – ông Vũ Tiến Lộc cho biết thách thức quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là năng suất và quy mô của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN) vẫn còn nhiều hạn chế.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng nhưng khối DNTN lại nhỏ đi cả về quy mô vốn và lao động. “Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp ngang tầm thế giới. Chỉ 14% doanh nghiệp Việt có lĩnh vực hoạt động chính là chế tạo”, Chủ tịch VCCI nhận định.
Báo cáo cho biết nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao (gần gấp 2 lần GDP), tuy nhiên, khu vực tư nhân vẫn hướng vào thị trường trong nước là chủ yếu, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI khi chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, đóng góp của khối DNTN vào GDP vẫn chưa bao giờ vượt quá 11%.
“Chỉ có 11% DNTN trong nước có sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu; 6% doanh nghiệp có cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI; hệ số chuyển giao công nghệ từ FDI cho các doanh nghiệp nội địa thấp nhất trong ASEAN”, ông Lộc cho hay.
Theo báo cáo PCI 2017, khối DNTN chiếm gần 65% việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng báo động là quy mô lao động tại các doanh nghiệp hiện đang thấp nhất lịch sử với bình quân chỉ có 17 lao động trong một doanh nghiệp. Cụ thể, có đến 85% số lượng doanh nghiệp có số lao động làm việc ít hơn 50 người; hơn một nữa số doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động.
Lý giải cho hiện tượng ngày càng bị “teo” đi của DNTN Việt Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI – GS.TS Edmund Malesky đưa ra một số nguyên nhân như:
Ông Malesky nhấn mạnh tất cả đều có vai trò nhất định, tuy nhiên, những hạn chế từ phía chính quyền vẫn là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất trong các kết quả nghiên cứu.
Đại diện phía USAID còn cho biết thách thức lớn đối với sự phát triển của Việt Nam là vấn đề thiếu vắng doanh nghiệp cỡ vừa, chính sách còn chưa đi sâu sát vào vấn đề của doanh nghiệp và chất lượng điều hành tuy có bước tiến nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục cải thiện hơn nữa.
Bên cạnh đó, khảo sát còn chỉ ra rằng nhà quản lý giỏi thường ít bị dính dáng đến các khoản chi phí không chính thức và ít có xu hướng coi đó là một quy tắc trong ứng xử kinh doanh. Do đó, ông Malesky cho rằng một trong những giải pháp để khắc phục những tồn tại nêu trên là tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017,
Vũ Phong
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…