Categories: Xã luậnBlog

Scandal tiết lộ thông tin cá nhân trên Facebook sẽ đi tới đâu?

Hồi tuần trước, Mossack Fonseca (MF) tuyên bố đóng cửa. MF là nhân vật chính của vụ việc Hồ sơ Panama (Panama Papers) bùng phát tròn 2 năm trước và hoá ra đó lại là “nạn nhân” gần như duy nhất của vụ rò rỉ.

Mark Zuckerberg thừa nhận với một cộng đồng 2 tỷ người tồn tại trực tuyến, không biện pháp gì có thể ngăn cản sự cố xảy ra. (Hình ảnh minh họa: Jaap Arriens/NurPhoto/dẫn qua Getty Images)

Vụ việc từng được coi là scandal rò rỉ thông tin lớn nhất thế giới đó những tưởng sẽ đem lại thay đổi lớn trong hệ thống chính trị thế giới. Rốt cuộc, những nhân vật bị Panama Papers phanh phui đa số vẫn tại vị, có người vừa trở thành ông vua không ngai ở Trung Quốc, có người vừa chiến thắng áp đảo trong kì bầu cử tổng thống Nga, và có người thì vừa ghi một hattrick đưa đội nhà vào tứ kết.

Vụ việc Facebook – Cambridge Analytica (FB-CA) ngày hôm nay mình đoán cũng sẽ kết thúc tương tự. Rốt cuộc thì rò rỉ thông tin hay thiên đường thuế vẫn là những vấn đề quá xa vời và không có tính thu hút, giữ chân độc giả như những tin giải trí khác. Cũng giống như cái cách mà Nam Em chiếm sóng của vụ án Đinh La Thăng hay cãi vả về vụ việc xe cứu hoả che mờ các tin tức chính sách khác.

Tuy nhiên, nhìn nhận lại thì những vụ việc như MF và FB-CA có chung một điểm đáng sợ không phải vì những thiệt hại nó đã gây ra, mà là ở chỗ chúng ta không biết được còn có bao nhiêu vụ việc tương tự chưa bị phanh phui. Trước Panama Papers, thế giới đã từng có Offshore Leaks, Swiss Leaks, và sau Panama Papers thì vẫn còn Bahamas Leaks hay Paradise Papers. FB đã biết về lỗi hệ thống của họ từ năm 2015 và đã liên hệ với CA từ đó đến nay, nhưng tuyệt nhiên không người dùng nào biết thông tin cho đến khi báo chí phanh phui. Zuckerberg đã đúng khi nói rằng thiệt hại lớn nhất là lòng tin của người dùng vào những thiết chế đang chi phối quá lớn cuộc sống của họ.

Nhưng với một số quốc gia, thiệt hại có khi còn lớn hơn khi những vụ việc như thế sẽ trở thành cớ để người ta áp đặt các đạo luật với tên gọi “an ninh mạng”. Nghe chừng là để bảo vệ người dân nhưng mục tiêu chính của nó chưa hẳn chỉ là đứng về người dùng mạng mà có khi vì mục tiêu chính trị, kiểm soát thông tin, duy trì chế độ.

Theo facebook Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu

Xem thêm:

Lê Nguyễn Duy Hậu

Published by
Lê Nguyễn Duy Hậu

Recent Posts

Hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được miễn trừ thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CPB) vừa thông báo danh mục các…

3 giờ ago

ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ – WSJ

Quan chức ĐCSTQ thừa nhận rằng Bắc Kinh đứng sau một loạt các cuộc tấn…

8 giờ ago

Phân tích: Trung Quốc là bên thua cuộc duy nhất trong cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ?

Một số chuyên gia tin rằng nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đang…

10 giờ ago

Kon Tum: Sau tai nạn khiến 5 người chết, thủy điện Đắk Mi được thi công trở lại

Hồi năm 2024, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình thủy điện…

10 giờ ago

Nghèo khó hay dư dả: Môi trường nào nuôi dưỡng nên nhân cách trẻ?

Giáo dục con cái là một dạng trí tuệ – và cũng là phép thử…

12 giờ ago

Các công ty Châu Âu khẩn trương sắp xếp lại chuỗi cung ứng để chuẩn bị cho thuế quan

Các công ty Châu Âu đang khẩn trương sắp xếp lại chuỗi cung ứng để…

12 giờ ago