Các tập đoàn tài chính Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam

Các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn “xứ sở kim chi” tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính vào Việt Nam.

Ngân hàng Woori bank sẽ mở thêm 5 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại Việt Nam. (Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg qua Getty Images)

Ngày 21/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết Thống đốc đã có văn bản chấp thuận cho phép Ngân hàng Woori Bank của Hàn Quốc được thành lập chi nhánh và phòng giao dịch tại Việt Nam.

Theo đó, Ngân hàng Woori Bank sẽ mở 5 chi nhánh tại Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương. Thêm vào đó, ngân hàng này được chấp thuận mở thêm 1 phòng giao dịch tại Phú Mỹ Hưng, thuộc chi nhánh TP.HCM.

Một ngân hàng Hàn Quốc khác là Shinhan Bank cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh kinh doanh, đặc biệt là mảng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Mới đây nhất là cái bắt tay “toàn diện” với ứng dụng nhắn tin Zalo của Vinagame để phát triển và ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính).

Bên cạnh đó, hàng loạt các tập đoàn lớn từ “xứ sở kim chi” cũng đang ngỏ ý tham gia góp vốn, mua lại các công ty tài chính hoặc hợp tác toàn diện với các ngân hàng Việt Nam. Hàng dài các cái tên nổi bật như: KEB Hana, Industrial Bank of Korea, Kookmin, Busan, Nonghyup, Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc… cũng đã tham gia thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đã kịp ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với BIDV trong năm 2017, Ngân hàng Daegu Bank thì hợp tác với OCB, còn Tập đoàn Tài chính Nonghyup cũng đã bắt tay với Agribank.

Ngoài ra, không thể không kể đến hai tập đoàn lớn của Hàn Quốc là Mirae Asset và Lotte cũng đều đã đánh dấu sự hiện diện tại Việt Nam. Trong khi Mirae thành lập công ty tài chính tại Việt Nam từ 10 năm trước, thì Lotte mới đây cũng gây chú ý khi thông qua Lotte Card để mua lại toàn bộ Công ty tài chính TechcomFinance từ tay Techcombank.

Điều này góp phần đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 khi chiếm 26,5% giá trị dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tương đương 2,6 tỷ USD. (1)

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc 

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

29 giây ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

18 phút ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

37 phút ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

2 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

2 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago