Tháng trước, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra đề xuất tăng hàng loạt các loại thuế khác nhau để kiềm chế thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía các chuyên gia kinh tế, người dân lẫn những người trong cuộc.

(Ảnh qua: ndh.vn)

Theo số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thâm hụt ngân sách của chính phủ đã tăng từ 22.100 tỷ đồng, tương đương 5% GDP vào năm 2000 lên 293.000 tỷ đồng (13,1 tỷ USD), hay 6,5% GDP vào năm 2016. Theo kế hoạch tài khóa trung hạn 2016-2020, chính phủ muốn giảm mức thâm hụt ngân sách xuống 3,5% GDP vào năm 2020.

Kể từ năm 2000, chính phủ Việt Nam luôn phủ nhận vấn đề bội chi ngân sách của mình. Và dự báo mức thâm hụt ngân sách cho năm 2017-2018 chỉ vào khoảng 5,8% GDP cho mỗi năm.

Thu không bù nổi chi

Mặc dù nguồn thu ngân sách của chính phủ đã tăng đều trong 15 năm qua (một phần nhờ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân trên 6%/năm). Tuy nhiên, mức tăng trưởng này cũng không thể bù đắp mức chi tiêu của chính phủ.

Các khoản chi thường xuyên như chi phí để nuôi bộ máy quản lý, tiền lương, an sinh xã hội, lương hưu, an ninh và quốc phòng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt ngân sách.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, các khoản chi thường xuyên chiếm đến 66,3% tổng chi của chính phủ trong năm 2016, so với 18,7% chi trả lãi vay và 15% chi đầu tư công.

Đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính đã bị người dân phản đối kịch liệt. Trong phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2016, cựu Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hiện nay chính phủ nên cải thiện việc thu thuế chứ không phải là thời điểm phù hợp để tăng thuế.

Ý định tăng thuế của chính phủ là để giảm thâm hụt ngân sách

Trong tháng 8, Bộ Tài chính đã đề xuất ​​tăng thuế môi trường từ 3.000 đồng lên 8.000 đồng/lít xăng, mặc dù giá xăng tại Việt Nam đã trở nên quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng và so với giá xăng tại các nước châu Á lân cận.

Theo thống kê của GlobalPetroPrices.com, giá xăng tại Việt Nam vào ngày 11/9/2017 vào khoảng 0,83 USD/lít (18.891 đồng/lít), so với 0,52 USD (11.835 đồng) ở Malaysia, 0,64 USD (14.566 đồng) ở Indonesia, và 0,90 USD (20.484 đồng) tại Philippines trong cùng ngày.

>> Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất tăng thuế môi trường xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít

Nếu đề xuất tăng thuế môi trường được thông qua, mức thuế mới sẽ đẩy giá xăng lên 1,03 USD/lít (tương đương 23.448 theo tỷ giá ngày 28/9). Trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ là 6,00 USD/ngày, tức 136.590 đồng/ngày.

Như vậy, một lít xăng đã ngốn đến hơn 17% thu nhập, chưa kể giá xăng tăng sẽ kéo giá của nhiều nhu yếu phẩm cùng tăng theo, khiến thu nhập người dân vốn đã thấp lại càng bị co hẹp.

Người dân không đồng tình với đề xuất tăng thuế môi trường, vì họ cho rằng ý định tăng thuế của chính phủ là để giảm thâm hụt ngân sách chứ không nhằm mục đích để bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên mức 12% vào năm 2019, và có thể tới 14% trong những năm tiếp theo.

Gánh nặng gấp đôi cho người nộp thuế

Với khoảng chừng bốn triệu công chức viên trong bộ máy hoạt động của chính phủ, quả thực đây là một gánh nặng rất lớn đối với ngân sách quốc gia, do chính phủ phải chu cấp tài chính cho các nhân viên, văn phòng và các hoạt động.

Theo thống kê chính thức của Bộ Tài chính, Chính phủ đã chi tổng cộng 11.800 tỷ đồng cho Văn phòng Trung ương Đảng trong giai đoạn 2006-2015 (chưa tính năm 2009, vì số liệu năm đó không được công bố), nhiều hơn mức 9.100 tỷ đồng chi cho Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ (6.000 tỷ đồng), và Văn phòng Chủ tịch (1.000 tỷ đồng).

Chi tiêu công của chính phủ giai đoạn 2006-2016 chưa kể năm 2009 vì không có số liệu (Số liệu: Bộ Tài chính)

Ủy ban Trung ương Đảng chiếm 41,8% tổng ngân sách dành cho các tổ chức này trong suốt giai đoạn 9 năm  trên. Cần lưu ý rằng ngoài Văn phòng Trung ương, Đảng còn có văn phòng ở cấp tỉnh, thành phố, huyện và đến tận các thôn làng. Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Trong cơ cấu tổ chức của đảng, còn có một số ủy ban trung ương đặc biệt, chẳng hạn như Ủy ban Trung ương về Quan hệ đối ngoại, Uỷ ban Trung ương về Các vấn đề Kinh tế, Ủy ban Quân sự Trung ương, Ủy ban Thanh tra Trung ương và Uỷ ban Tuyên truyền và Giáo dục, tất cả đều có các chức năng giống như các bộ tương ứng trong chính phủ.

Tình huống này tạo ra gánh nặng gấp đôi cho người nộp thuế, những người gọi nó là “một cổ hai tròng”, hoặc hai nút sừng quanh cổ.

Ngoài ra, chính phủ cũng cung cấp quỹ cho các tổ chức quần chúng và các hiệp hội xã hội dân sự do chính phủ tài trợ, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sáu tổ chức này có mối quan hệ tốt với đảng và nhận được tổng cộng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách quốc gia năm 2016.

Chuyên gia nước ngoài cho rằng một trong những cách tốt nhất để cắt giảm thâm hụt ngân sách là giảm quy mô chính phủ, sáp nhập các ủy ban, hội đồng trung ương thành một cơ quan ngang bộ tương ứng.

Các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cũng liên tục gây áp lực lên chính phủ yêu cầu phân tách rõ ràng chức năng của các tổ chức với ngân sách quốc gia.

Tổng nợ công của Việt Nam tính đến giữa tháng 7/2017 là 94,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1.038 USD/một người.

Nợ công đã tăng liên tục trong nhiều năm, từ 36% GDP năm 2001 lên 62,4% vào năm 2016.

Theo dự báo của IMF, nợ công năm 2017 và 2018 sẽ là 63,3% và 64,3% trong khi trần nợ công được Chính phủ quy định ở mức 65% GDP cho năm 2020.

Đầu tư công kém hiệu quả đã đẩy nợ xấu tăng cao

Việt Nam cũng nổi tiếng với các dự án đầu tư công đầy tai tiếng. Rất nhiều cây cầu đã sụp đổ ngay sau khi được hoàn thành. Các con đường được xây dựng chỉ đứng vững đượci vài năm trước khi cần phải sửa chữa lớn,.v.v.

Các nguồn lực lớn đã bị lãng phí trong các dự án đầu tư công này, nhưng vẫn chưa có ai bị quy kết trách nhiệm với những thiệt hại khổng lồ.

>> Tại sao đầu tư công vừa giải ngân chậm vừa không hiệu quả?

Tham nhũng lan rộng tại các dự án đầu tư công là lý do chính cho sự thất bại của nó.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu của Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ (VAMC) quản lý, đã lên tới 487.000 tỷ đồng (tương đương 21,3 tỷ USD).

Các khoản nợ xấu này chiếm đến 8,8% tổng số dư nợ cho vay là 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), một tỷ lệ khá cao. NHNN cho biết họ có kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% vào năm 2020.

Nợ xấu có xu hướng làm giảm nguồn vốn để cho vay, dẫn đến việc giảm lợi nhuận của ngân hàng, dẫn đến phân bổ sai vốn và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Một nghiên cứu gần đây về nợ xấu của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cho thấy rằng, các quốc gia có tỷ lệ nợ xấu thấp có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn.

Việc tăng thuế không phải là câu trả lời cho sự thiếu hiệu quả và lãng phí của chính phủ Việt Nam. Sử dụng vốn vay và đầu tư một cách hợp lý là cách tốt nhất để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Những biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng nếu Việt Nam muốn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, nhất là khi đất nước có thể nói là không còn thời gian hay tiền bạc để lãng phí.

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

3 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

10 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

13 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

20 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

38 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

57 phút ago