Từ năm 2013, Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) đến nay đã gần 6 năm. Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cựu Đại sứ tại WTO Nhan Khánh Chương, đã dùng chuyên môn của ông trong lĩnh vực như tài chính công, luật thương mại quốc tế để phân tích về sự thật “Một vành đai, Một con đường” rốt cuộc là gì? Ông cũng chỉ ra, việc ĐCSTQ rải tiền cho “Một vành đai, Một con đường” e là sẽ gây ra khủng hoảng tài chính cho Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của Epoch Times, ông Nhan Khánh Chương cho biết, từ khi sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc thực thi đến nay, toàn thế giới đã nhìn thấy được chính quyền này chuyên đi mời chào những quốc gia khó khăn về tài chính để cung cấp khoản vay khổng lồ. Tuy nhiên, điều đáng nói là nội dung cho vay không hề rõ ràng, hơn nữa kế hoạch vay đối với quốc gia nhận vay liệu có thực sự cần thiết hay không, cũng thiếu sự đánh giá hợp lý. Các nhà hoạch định chính sách của nhiều nước không tiến hành đánh giá một cách có trách nhiệm, thậm chí họ còn bị nghi ngờ nhận hối lộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), từ đó đề xuất các dự án ưu tiên kiến thiết “Một vành đai, Một con đường”, trong khi chúng không cần thiết cho sự phát triển kinh tế của nước sở tại, đồng thời cũng tạo thành khoản nợ mà năng lực tài chính của các nước này không thể gánh vác được.
“’Một vành đai, Một con đường’ đã tiêu tốn khoảng 1 nghìn tỷ Đô la Mỹ (USD), đã biến thành gánh nặng tài chính khổng lồ”. Ông Nhan Khánh Chương nói, dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ còn khoảng 3 nghìn tỷ USD, trong đó có hơn 1 nghìn tỷ nợ trái phiếu chính phủ Mỹ, mà nợ công này là tài sản thế chấp cho quá trình vay, sau đó trừ đi nợ nước ngoài bằng đồng USD, thì dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ thực tế còn lại không nhiều, cho nên việc thúc đẩy “Một vành đai, Một con đường” trong tương lai đã không còn tài lực dồi dào nữa.
Ông Nhan Khánh Chương hiện là Giáo sư giảng dạy Luật học tại Quỹ Nghiêm Gia Dục thuộc Đại học Đông Ngô Đài Loan (Soochow University), đồng thời cũng là Chủ tịch Hiệp hội Formosa (Formosa Republican Association). Cuốn sách mới “Hôm qua đúng Hôm nay đúng” của ông đã ghi chép lại những bình luận về “ĐCSTQ rải gai BRI khắp nơi” mà ông đã đăng trên báo chí. Bài viết khẳng định, từ khi ĐCSTQ thực thi “Một vành đai, Một con đường” đến nay đã khiến cho toàn thế giới nhận biết được những sự thật dưới đây.
Thứ nhất: Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), khoản tiền cần thiết của các cơ sở hạ tầng các nước châu Á từ năm 2016 – 2030 lên đến 26 nghìn tỷ USD, trong đó bao gồm BRI của châu Á, châu Phi và châu Âu, các dự án cơ sở hạ tầng gồm có giao thông, năng lượng, thông tin. Phía Trung Quốc không đưa ra bất cứ đánh giá tài chính nào, nhưng cơ quan quốc tế cho rằng tổng chi phí cho “Một vành đai, Một con đường” phải trên mức 8 nghìn tỷ USD, do đó thời kỳ đầu nhiều quốc gia đều nhìn nhận tích cực về sáng kiến này. Hiện nay, các tổ chức nghiên cứu có tiếng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, đều nhất trí chỉ ra, có đến 70 quốc gia có thể từng vay tiền cho dự án “Một vành đai, Một con đường”, trong đó 23 quốc gia đã rơi vào khó khăn khủng hoảng nợ.
Ông nói, do “Một vành đai, Một con đường” thiếu minh bạch về các khoản tài chính khổng lồ, thậm chí khó có cơ chế tự bù, nên sẽ khiến cho các nước tăng khả năng rơi vào bẫy nợ. Tám quốc gia như Pakistan, Cộng hòa Djibouti, Quần đảo Maldives, Lào, Mông Cổ, Cộng hòa Montenegro, Cộng hòa Tajikistan, Cộng hoà Kyrgyzstan đã trở thành nước có nguy cơ cao rơi vào khủng hoảng nợ vì “Một vành đai, Một con đường”. Tháng 4/2018, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã nhận lời mời đến Bắc Kinh phát biểu, ông nghiêm túc chỉ ra “Một vành đai, Một con đường” khiến cho các nước nghèo khó ngày càng khó khăn về tài chính. Hiện tại, phản ứng của Malaysia đối với “Một vành đai, Một con đường” cũng đáng để nhìn lại sự phát triển của sáng kiến này.
Thứ hai: “Một vành đai, Một con đường” khiến nhiều quốc gia quan tâm đến tính toán chính trị của ĐCSTQ. Ví dụ rõ ràng nhất là Pakistan không cách nào chi trả 8 tỷ USD và tiền lãi 6% mỗi năm cho dự án “Một vành đai, Một con đường”, đành phải chuyển nhượng quyền kinh doanh cảng Gwadar cho công ty Trung Quốc trong 99 năm. ĐCSTQ đồng thời còn xây dựng cảng thương mại này cho cả mục đích quân sự. ĐCSTQ xây dựng đường cao tốc hoặc đường quốc lộ liên kết với cảng này, buộc phải đi qua Bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, khu vực này có đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đều có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
Ngoài ra, ông còn nói, “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ cũng cung cấp khoản vay cho Cộng hòa Djibouti, trong 2 năm đầu, nợ nước ngoài của Cộng hòa Djibouti chiếm tỷ trọng GDP từ 50% tăng lên 85%. Do đó, Cộng hòa Djibouti đã phải đem cảng quân sự Quseer nối thông với kênh đào Suez nhường cho ĐCSTQ sử dụng, hành động này của ĐCSTQ giống như bóp cứng yết hầu của kênh vận tải biển quan trọng, thật khiến cho thế giới phải kinh ngạc! Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát hiện: “Một vành đai, Một con đường” có khuynh hướng thích “quốc gia nghèo khó vì gánh nặng nợ”, ĐCSTQ đã cung cấp 80% tổng số nợ cho 31 trong số 36 quốc gia này.
Ông Nhan Khánh Chương nhấn mạnh, điều đáng chú ý nhất là, do sự hời hợt về nhân tố địa chính trị, Liên minh châu Âu (EU) đã phớt lờ chủ trương quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông và chủ trương hợp pháp hóa đường 9 đoạn của phía Trung Quốc. Nhưng sau 5 năm thúc đẩy “Một vành đai, Một con đường”, hồi tháng 7/2018, 27 đại sứ các nước EU (ngoại trừ Hungary) trú tại Bắc Kinh đã phải lên án “Một vành đai, Một con đường” phân hóa chính sách chung của các nước thành viên EU, các khoản cho vay và trình tự đấu thầu không minh bạch, cũng làm tổn thương nghiêm trọng đến ý nghĩa của tự do thương mại thế giới.
Ông cũng cho biết, theo thống kê của EU và trung tâm nghiên cứu tại Mỹ, nhà máy trúng thầu dự án “Một vành đai, Một con đường” có đến 90% là công ty Trung Quốc, vì thế mà ít tạo ra lợi ích kinh tế cho nước sở tại, ngay cả EU và Mỹ cũng khó có để chia được một “miếng bánh”. Nhìn lại những nhân sĩ chính thương Đài Loan (thương nhân kiêm chính trị) mạnh mẽ hô hào “Một vành đai, Một con đường” trong 5 năm qua, hiện nay họ làm thế nào để hợp lý hóa chủ trương này?
Thứ ba: Kết quả của chính sách nới lỏng mà ĐCSTQ áp dụng từ năm 2008, khiến cho nợ quốc gia được hình thành bởi hệ thống tài chính phi chính quy đã tăng từ 20% lên 150% trong thời gian từ năm 2009 – 2015; trong đó phát triển bất động sản “phố ma” và các ngành sản xuất thiếu tính cạnh tranh chiếm một nửa, “hệ thống ngân hàng vô hình” cũng có 30% “cống hiến”. Hiện nay, ĐCSTQ cởi trói cho “Một vành đai, Một con đường”, càng khiến cho hệ thống tài chính nằm trên bờ vực nguy hiểm.
Có thể thấy, “Một vành đai. Một con đường” của ĐCSTQ có khuynh hướng ưa chuộng “quốc gia nghèo khó với gánh nặng nợ nghiêm trọng”, hoàn toàn trái ngược với hành vi cẩn trọng trước các khoản cho vay, cư nhiên đạt được mục đích khiến đối phương rơi vào “bẫy nợ”.
Nhan Khánh Chương nói, do cảng Djibouti là cảng khẩu quan trọng liên kết 3 khu vực Âu, Á, Phi, nên ĐCSTQ chiếm dụng cảng này đã khiến cho EU bất mãn. Năm ngoái, quan chức Anh, Đức đã liên tiếp công khai chỉ trích chính sách “Một vành đai, Một con đường”. Năm 2015, Ấn Độ cũng liên kết với Mỹ, Nhật, Úc đưa ra “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Nhưng nước Ý lại không quan tâm đến thái độ phản đối “Một vành đai, Một con đường” của các nước thành viên EU, tự ký kết bản ghi nhớ (MOU) với ĐCSTQ.
Ông cho rằng, từ năm ngoái, sau khi tổng tuyển cử tại Ý kết thúc đến nay, chính phủ vẫn là “chính phủ liên hợp”, tương lai nếu cục diện chính trị có sự sự biến đổi thì khả năng sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của bản ghi nhớ, do đó “hiệu ứng thực chất vẫn cần quan sát”. Ngoài sự phản đối của quốc tế, nội bộ ĐCSTQ đối với “Một vành đai, Một con đường” cũng xuất hiện tiếng nói phản đối, nghi ngờ kinh phí khổng lồ vì sao không dùng cho việc kiến thiết công trình dân sinh như y tế, nhà ở, giáo dục, v.v.
Ông Nhan Khánh Chương cho biết, “Dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ còn thấp, từ 4,1 nghìn tỷ USD đã giảm xuống hiện tại còn khoảng 3 nghìn tỷ USD”, cộng thêm lo ngại về nợ trong nước chưa xóa bỏ, tương lai việc kiến thiết “Một vành đai, Một con đường”, nếu vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng nước ký kết tham gia không có năng lực trả lãi, hoặc thay đổi chính đảng lãnh đạo cũng sẽ gây ra vấn đề như ảnh hưởng đến các hợp đồng ký kết, ngân hàng cho vay sẽ chịu xung kích liên đới, lại thêm vấn đề nợ của bản thân ĐCSTQ, nên ông cho rằng “những điều này có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính của Trung Quốc”.
Ông giải thích, mặc dù số liệu khoản nợ cho thấy, nợ của ĐCSTQ chiếm tỷ trọng so với GDP chỉ khoảng 48%, nhưng nếu tính thêm nợ của chính quyền địa phương, nợ tiềm ẩn của các ngân hàng vô hình, theo dữ liệu thống kê Quý I năm ngoái của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (IIF), nợ của ĐCSTQ hiện tại chiếm tỉ trọng GDP vào khoảng 299%.
Ông chỉ ra, sau khi bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhiều chuyên gia thương mại đều có nghi ngờ rất lớn về việc ĐCSTQ sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế thế nào, bao gồm cả việc tiếp tục rót tiền cho “Một vành đai, Một con đường”. Thực tế, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không chỉ dừng lại ở tầng diện kinh tế, mà nó cũng là khảo nghiệm quyết định việc chính phủ dân chủ khi đối diện với chính phủ độc tài liệu có thể thắng được hay không. Bất cứ người nào coi trọng dân chủ và nhân quyền đều hy vọng, trong bất cứ tình huống có thể nào, họ đều mong chờ cuối cùng Mỹ sẽ thắng trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và ĐCSTQ.
Ông Nhan Khánh Chương chia sẻ với Epoch Times rằng, kết quả tốt đẹp của phát triển kinh tế là chú trọng ở chế độ quốc gia liệu có tôn trọng một cách hợp lý chức năng thị trường hay không. Trong cuốn sách mới của mình, ông cũng nói rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, đằng sau đó có nhiều vấn đề khó có thể dự đoán được như môi trường tự nhiên ngày càng tồi tệ, dân số nghèo vẫn rất nhiều, sự chênh lệch giàu nghèo, thoái vốn của doanh nghiệp nước ngoài, cho đến vấn đề chênh lệch đời sống giàu nghèo. Trung Quốc có khoảng 1,4 tỷ người, trong đó có 1,2 tỷ người chưa từng đi lại bằng máy bay, vẫn còn 500 triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh xả nước.
Ông nói, năm xưa nếu Đài Loan và ĐCSTQ ký kết “Khung thỏa thuận Hợp tác kinh tế 2 bờ eo biển” (ECFA), ắt sẽ kết hợp sâu với kinh tế thương mại của ĐCSTQ, thì Đài Loan cũng sẽ vì quá phụ thuộc ĐCSTQ về kinh tế mà dẫn đến rủi ro về thị trường sản xuất, khó có thể kiểm soát được an ninh quốc gia, “Năm xưa, nếu Đài Loan bước sai mà ký kết ECFA, ĐCSTQ nói lật mặt liền lật mặt, thì cuối cùng sẽ là một kết cục rất nghiêm trọng cho Đài Loan.”
Ông nói, Đài Loan là quốc gia lấy thương mại làm hướng phát triển, làm thế nào để thiết kế chế độ kinh tế thương mại tốt đẹp, đồng thời hòa nhập vào “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” có mức độ tự do cao, có thể dẫn động cải thiện chế độ của Đài Loan, tăng cường an ninh quốc gia, là điều vô cùng quan trọng.
Trí Đạt (Theo Epoch Times)
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…