Kinh Tế

Đề xuất áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới từ 1/1/2026

Bộ Tài chính đưa ra hai phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính theo trượt giá của CPI hoặc theo mức tăng trưởng GDP. Phương án 1 tính theo mức tăng CPI, miễn trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế đề xuất là 13,3 triệu đồng, đối với người phụ thuộc là 5,3 triệu đồng/người. Phương án tính 2 theo mức tăng GDP, miễn trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc lần lượt là 15,5 triệu đồng và 6,2 triệu đồng/người. 

Ảnh minh họa. Haiquanonline.com.vn

Bộ Tài chính vừa có dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN), áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.

Lý do đưa ra điều chỉnh lần này là do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2020–2025 đã tăng khoảng 21,24%, vượt ngưỡng 20% theo quy định, mốc phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án điều chỉnh như sau:

Phương án 1, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng CPI theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13.

– Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 13,3 triệu đồng/tháng.

– Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 5,3 triệu đồng/tháng.

Đây là cách tính trực tiếp theo tỷ lệ trượt giá 21,24% từ lần điều chỉnh gần nhất vào năm 2020.

Phương án 2, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người.

– Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 15,5 triệu/tháng.

– Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên khoảng 6,2 triệu đồng/tháng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, phương án thứ hai sẽ góp phần sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế ở mức cao hơn, người dân được hưởng thành quả phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và đời sống xã hội được nâng lên. Thực hiện phương án này sẽ có tác động làm giảm thu NSNN ở mức cao hơn.

Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh cao hơn, đồng nghĩa với số thuế phải nộp ít đi, thu nhập khả dụng của người dân sẽ tăng lên, qua đó, sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và cải thiện đời sống của người dân, qua đó có thể gián tiếp làm tăng thu NSNN từ các nguồn thu khác trong trung và dài hạn.

Hiện mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng. Mức này duy trì từ tháng 7/2020. Sau khi trừ các khoản giảm trừ bao gồm bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp và gia cảnh, phần thu nhập còn lại được dùng để tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến 7 bậc (từ 5% đến 35%).

Dự kiến, trong lần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp tới, cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu điều chỉnh biểu thuế theo hướng giảm số bậc và nới rộng khoảng cách giữa các mức thu nhập.

Nếu được thông qua, mức giảm trừ mới sẽ có hiệu lực kể từ khi Nghị quyết được ban hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân năm 2026.

Nguyên Hương (t/h)

Published by

Recent Posts

Nga và Ukraine trao đổi loạt đòn tấn công lớn

Moscow đang đối mặt với cuộc tấn công liên tiếp thứ năm bằng máy bay…

50 phút ago

Điện Kremlin không loại trừ khả năng nguyên thủ Mỹ Trung Nga gặp mặt ở Bắc Kinh

“Một cuộc gặp giữa [Tổng thống Nga] Putin và [Tổng thống Mỹ] Trump có thể…

1 giờ ago

Việt Nam – Trung Quốc lần đầu tập huấn lục quân tại biên giới

Ngày 21/7, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu Huấn luyện liên hợp Lục quân…

3 giờ ago

10 loại trà thảo mộc giúp điều hòa nội tiết tố

Bạn thường cảm thấy buồn bực, đầy hơi, mệt mỏi? Gặp phải cơn bốc hỏa…

4 giờ ago

Mưa dữ dội nhất do bão số 3 gây ra vào thời gian nào?

Theo chuyên gia khí tượng, bão số 3 (bão Wipha) sẽ gây mưa lớn diện…

4 giờ ago

Các nghệ sỹ Shen Yun tham gia diễu hành phản bức hại tại New York

Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một nhóm từ lâu bị coi là cái…

4 giờ ago