Djokovic đầu tư vào công ty điều trị COVID-19 mà không dùng đến vắc-xin

Ngôi sao quần vợt Novak Djokovic và vợ của anh sở hữu 80% cổ phần trong một công ty công nghệ sinh học của Đan Mạch. Công ty này đang nghiên cứu phương pháp điều trị COVID-19 không dùng cách tiêm chủng vắc-xin.

Novak Djokovic đã có 9 lần vô địch giải quần vợt Úc mở rộng (2008, 2011, 2012, 2013, 2015, 2016, 2019, 2020, 2021), bị từ chối nhập cảnh để thi đấu giải Úc mở rộng 2022 tại Melbourne, Úc / Ảnh: (Leonard Zhukovsky/Shutterstock)

Novak Djokovic, tay vợt 34 tuổi người Serbia và vợ của anh Jelena, 35 tuổi, đã mua lại phần lớn cổ phần của công ty QuantBioRes vào tháng 6/2020, chỉ vài tháng sau đại dịch xuất hiện, Giám đốc điều hành của công ty là Ivan Loncarevic đã xác nhận với Reuters.

Loncarevic không nói số cổ phần có trị giá bao nhiêu nhưng xác nhận rằng Djokovic sở hữu 40,8% của công ty, trong khi vợ của anh sở hữu 39,2%.

Công ty QuantBioRes có khoảng 12 nhà nghiên cứu đang làm việc tại Đan Mạch, Úc và Slovenia. Công ty đang phát triển một peptide ức chế COVID-19 lây nhiễm vào tế bào của con người, theo Loncarevic.

Giám đốc điều hành của công ty này nhấn mạnh rằng công ty đang nghiên cứu một phương pháp điều trị bệnh COVID-19 chứ không phải vắc-xin COVID-19 và dự kiến sẽ khởi động các thử nghiệm lâm sàng ở Anh vào mùa hè này.

Trang web của công ty cho biết họ đã bắt đầu phát triển một “cơ chế hủy kích hoạt” cho COVID-19 vào tháng 7/2020 và tối đa hóa một “Mô hình mới và duy nhất Nhận dạng Cộng hưởng” (Resonant Recognition Model – RRM).

Công ty QuantBioRes cho biết RRM là một “mô hình sinh lý học dựa trên những phát hiện về những tần số nhất định trong sự phân phối những năng lượng của các hạt electron tự do dọc theo protein rất quan trọng đối với chức năng sinh học và tương tác với các thụ thể protein và những mục tiêu khác”.

Những dự đoán này có thể được sử dụng giúp cho việc thiết kế phương pháp điều trị cho các bệnh do virus và vi khuẩn kháng thuốc.

Trang web của công ty tuyên bố: “Với công nghệ RRM đổi mới và chuyên môn sâu của chúng tôi, chúng tôi nỗ lực để giúp đỡ nhân loại bằng cách phát triển phương pháp điều trị và chữa những bệnh retrovirus và vi khuẩn kháng thuốc”. “Đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi gồm những chuyên gia sinh hóa học, những nhà vật lý, kỹ sư và lập trình viên đã làm việc không mệt mỏi để đưa công ty QuantBioRes – QBR dẫn đầu trong ngành”.

Sau khi thua vụ kiện để thay đổi quyết định hủy thị thực của Bộ trưởng Bộ Xuất nhập cảnh Úc – Alex Hawke, Djokovic đã bay từ Úc về quê nhà của anh tại Serbia vào ngày 17/1.

Vận động viên quần vợt này đã tranh luận cho quyền được ở lại nước Úc, nơi có một số quy tắc hướng dẫn phòng COVID-19 nghiêm ngặt nhất. Djokovic đến thi đấu tại giải quần vợt Úc mở rộng theo diện miễn trừ y tế không cần tiêm vắc-xin bởi vì anh đã có kết quả dương tính với virus vào tháng 12/2020.

Sự miễn trừ này ban đầu được chấp thuận bởi Hiệp hội Quần vợt Úc và chính phủ bang Victoria trước khi Djokovic đáp chuyến bay xuống Úc.

Tuy nhiên, thị thực nhập cảnh của Djokovic đã bị hủy bởi Bộ trưởng Hawke vào ngày 14/1. Ông Hawke đã sử dụng quyền Bộ trưởng theo ý mình “dựa vào mục 133C (3) của Đạo luật Di cư” để thực hiện với lý do sức khỏe và duy trì tốt trật tự. Ông nói rằng việc này vì lợi ích của cộng đồng nên hủy thị thực của Djokovic.

“Quyết định này được đưa ra sau lệnh của Tòa án cấp Liên bang và Gia đình vào ngày 10/1/2022, bác bỏ quyết định hủy bỏ trước đó vì lý do công bằng trong quy trình xét duyệt thủ tục”, ông Hawke nói trong một tuyên bố ngày 14/1. “Khi đưa ra quyết định này, tôi đã xem xét cẩn thận thông tin do Bộ Nội Vụ, Lực lượng Biên phòng Úc và ông Djokovic đã cung cấp cho tôi. Chính phủ Morrison cam kết bảo vệ biên giới của Úc, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến dịch COVID-19”.

Vận động viên quần vợt số 1 thế giới có thể bị cấm thi đấu ở giải quần vợt Pháp mở rộng 2022. Ngày 17/1, Bộ trưởng Bộ Thể thao Pháp thông báo sẽ không có sự miễn trừ khỏi luật mới liên quan đến vắc-xin.

Quang Minh, theo The Epoch Times

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

3 giờ ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

3 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

4 giờ ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

4 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

6 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

8 giờ ago