Doanh nghiệp: Chính sách visa của Việt Nam chưa thu hút khách quốc tế

Sau hơn 2 tháng mở cửa du lịch hoàn toàn, Việt Nam đã gỡ bỏ nhiều quy định phòng ngừa dịch COVID-19, tuy vậy lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt kỳ vọng của doanh nghiệp và thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà cơ quan quản lý du lịch đề ra.

So với mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế, trong 4 tháng đầu năm Việt Nam chỉ đón được gần 192.400 lượt khách. Ảnh: Khách Thái Lan đến du lịch tại Khánh Hòa. (Nguồn: baokhanhhoa.vn)

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 4/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 101.400 lượt người, tăng khoảng gấp đôi so với tháng 3. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 192.400 lượt khách.

Trong đó, lượng khách đến từ châu Á là 118.295 lượt người, châu Âu đạt 36.198 lượt người, châu Mỹ đạt 27.821 lượt người, châu Úc đạt 9.136 lượt người và châu Phi là 907 lượt người.

Tuy vậy, số lượng trên được cho là còn khiêm tốn so với mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế mà Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đặt ra vào thời điểm mở cửa du lịch hôm 15/3. Đối với doanh nghiệp, lượng khách trên cũng không đáp ứng đủ cho việc hoạt động ổn định.

Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh đơn phương cho 13 quốc gia gồm: Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý và Belarus.

Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Đà Nẵng cho biết một trong số nguyên nhân khiến dòng khách quốc tế còn ít là do chính sách thị thực (visa) cho khách quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn. Cụ thể, trước đây khi chưa có dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán), Việt Nam miễn visa cho rất nhiều nước và thời gian xét duyệt visa thông thường là từ 3-5 ngày đối với du khách. Nhưng hiện nay số quốc gia được miễn thị thực bị thu hẹp, thời gian chờ trả lời, xét duyệt có nhiều thay đổi khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay sau dịch COVID-19 xu hướng khách lẻ vào Việt Nam đang tăng so với trước đây. Hiện nay, với các nước chưa được miễn thị thực du khách muốn nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Điều này gần như “bất khả thi” với hầu hết khách vì không biết xin ai bảo lãnh, cũng theo báo Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, hiện nay khách lẻ xin visa online nhưng việc xử lý và cấp visa không ấn định thời gian trả lời cụ thể nên khách không chủ động thời gian và lên kế hoạch du lịch.

Nhiều người mua vé nhưng đành phải hủy chuyến bay vì thông báo cấp visa đến trễ. “Về lâu dài, nếu vẫn tiếp tục yêu cầu xin thị thực đối với quá nhiều quốc gia, trong đó có nhiều nhóm khách chính của ngành du lịch trong nước thì sẽ là rào cản khiến du lịch khó thu hút khách quốc tế, giảm tính cạnh tranh”, ông Dũng nói.

PGS.TS Phạm Hồng Long cho rằng nguyên nhân còn đến từ tình trạng lạm phát giá cả đang diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine đến tình hình kinh tế khiến du khách giảm chi tiêu đi du lịch, đặc biệt là khách đến từ Nga và các quốc gia châu Âu, theo VOV.

Ông Long cho hay năm 2019 Việt Nam đón được gần 18,1 triệu lượt khách quốc tế, tính chung thị trường khách Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã chiếm khoảng 66% lượng khách đến du lịch Việt Nam, những quốc gia này đóng vai trò rất lớn đối với tổng số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch Việt Nam.

Qua 2 năm dịch bệnh, các thị trường này đều đóng cửa. Hiện nay mới chỉ có Hàn Quốc dần mở cửa trở lại với thị trường khách inbound và outbound. Do vậy, quá trình phục hồi của ngành du lịch Việt Nam chắc chắn bị phụ thuộc nhiều vào các thị trường trên. Ngành du lịch sẽ phục hồi khá chậm và Việt Nam cần phải tìm kiếm các thị trường thay thế để tăng tốc độ phục hồi của ngành.

Bên cạnh đó, các thị trường khách lớn như châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan), Mỹ, Úc, Ấn Độ, Trung Đông cũng là thị trường tiềm năng du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác. Đối với các thị trường này, chính sách ưu tiên về miễn thị thực là yếu tố quan trọng để khách lựa chọn đi du lịch Việt Nam, ông Long nhận định.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM cho rằng khách quốc tế liên quan mật thiết đến chính sách visa. Bà Khánh cho biết một số khó khăn hiện nay cản trở khách quốc tế là khó xin visa trực tuyến (e-visa), chưa minh bạch trong quá trình làm thủ tục, chi phí thị thực du lịch cấp khi nhập cảnh tại cửa khẩu của Việt Nam cũng đang cao hơn so với các nước khác.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

18 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

50 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago