Với giả định tăng trưởng GDP năm nay ở mức 6,53% và lạm phát dưới 4%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) dự báo nợ công Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 3,53 triệu tỷ đồng, chiếm 63,92% GDP và tiếp tục xu hướng tăng dần đều trong 3 năm tới.
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội (thuộc Bộ KHĐT) vừa đưa ra dự báo về các kịch bản tăng trưởng kinh tế và nợ công năm 2018, hướng tới 2020.
Theo đó, mức nợ công năm 2018 được Bộ KHĐT dự báo nhiều khả năng sẽ đạt 3,53 triệu tỷ đồng, chiếm 63,92% GDP, thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép là 64% GDP.
Trong đó, nợ Chính phủ hơn 2,9 triệu tỷ đồng (chiếm 52,5% GDP), nợ Chính phủ bảo lãnh 559.000 tỷ đồng và nợ chính quyền địa phương sẽ vào khoảng 73.000 tỷ đồng.
Nợ công trong các năm tới được dự báo tiếp tục xu hướng tăng dần đều lên mức 3,9 triệu tỷ đồng vào năm 2019 và chạm gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020. Bình quân tăng khoảng 370.000 – 400.000 tỷ đồng nợ công mỗi năm.
Về bội chi ngân sách Nhà nước, Bộ KHĐT dự kiến có khả năng tăng từ 175.000 tỷ đồng năm 2018 lên 233.000 tỷ đồng vào năm 2020, tương ứng với tỷ lệ tăng hơn 33%.
>> Bộ KHĐT: ‘Nên hạn chế vay vốn từ Trung Quốc’
Các dự báo này được đưa ra dựa trên giả định tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 2018 – 2020 có thể đạt mức 6,53%/năm trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 4%/năm.
Bên cạnh đó, dự báo của Bộ KHĐT cũng xét đến một số rủi ro đối với nợ công của Việt Nam như:
Rủi ro thanh khoản (rủi ro tái cấp vốn), việc điều chỉnh kéo dài kỳ hạn phát hành theo các Nghị quyết của quốc hội sẽ giúp làm giảm rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ trong nước giai đoạn 2018-2020.
Rủi ro lãi suất hiện ở mức thấp do Chính phủ chưa huy động nhiều các khoản vay nước ngoài có lãi suất thả nổi, và phát sinh chủ yếu từ yêu cầu đảo nợ ngắn hạn của danh mục nợ trong nước. Tuy nhiên, rủi ro này sẽ gia tăng cùng với động thái lãi suất bình quân giảm xuống 6,1% một năm vào 2020.
Đối với rủi ro tỷ giá, cơ quan kế hoạch dự báo cơ cấu nợ nước ngoài trên dư nợ Chính phủ sẽ duy trì dưới mức 50% trong cả giai đoạn 2018 – 2020, đây là xu hướng tích cực. Dù vậy, trường hợp các đồng tiền ngoại tệ (USD, JPY, EUR) biến động bất lợi trong tương lai cùng việc điều chỉnh tỷ giá mạnh của Ngân hàng Nhà nước có thể làm tăng chi phí trả nợ và giá trị danh nghĩa các khoản nợ nước ngoài theo đồng Việt Nam.
Chân Hồ
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…