Ủy ban Châu Âu đã thông qua quy định thuế quan mới vào thứ Ba (30/10), áp dụng phụ phí bổ sung đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Brussels đã quyết định áp dụng mức phụ phí tăng 35% lên mức thuế 10% hiện có.
Ngày 29/10 Đài truyền hình Pháp TF1 đưa tin, bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Đức, Ủy ban Châu Âu đã thông qua quy định vào ngày 29/10, áp dụng thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo văn bản mới được Ủy ban châu Âu công bố trực tuyến, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định áp thuế mới lên tới 35% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.
Cụ thể, thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ôtô của BYD, 18,8% đối với ôtô của Geely và 35,3% đối với ôtô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước.
Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
Thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc của châu Âu không chỉ ảnh hưởng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ cũng phải có biện pháp đối phó.
Trong số xe điện EV được châu Âu nhập khẩu từ Trung Quốc có tới 60% là ô tô của các công ty châu Âu và Mỹ như Tesla của Mỹ và Renault của Pháp. Dù mức thuế bổ sung đối với họ thấp hơn so với các nhà sản xuất Trung Quốc, nhưng khó tránh khỏi cũng bị liên quan.
Khoản phụ phí này cao hơn mức thuế 10% đã được áp dụng, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô châu Âu khỏi các hành vi không công bằng. Sau một cuộc điều tra dài hạn, Brussels kết luận, ngành công nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp công quy mô lớn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Kết quả là vào tháng 10, Bắc Kinh đã lên án “các hành vi bảo hộ bất công và vô lý”. Cho đến phút cuối, Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis vẫn tiếp tục nói chuyện với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) trong nỗ lực tìm giải pháp thông qua đàm phán, nhưng không có kết quả.
Tuy nhiên, cả hai bên đều đồng ý tiếp tục thảo luận. Phụ phí có thể được dỡ bỏ bất cứ lúc nào nếu các cách thức khác được đồng ý, nhằm bồi thường cho những thiệt hại đã được xác định trong cuộc điều tra của Châu Âu.
Đài truyền hình TF1 cho biết, để trả đũa, Trung Quốc đe dọa gây tổn hại đến lợi ích của châu Âu. Nước này đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn, các sản phẩm từ sữa và rượu mạnh nhập khẩu từ châu Âu.
Điều này đủ làm rung chuyển một số quốc gia thành viên EU. Đức, Hungary, Slovakia, Slovenia và Malta đã bỏ phiếu chống lại đề xuất thuế của ủy ban.
Tuy nhiên, về cơ bản, những quốc gia này không tập hợp được đa số cần thiết để bác bỏ dự luật. Quyết định này sẽ được công bố trên tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu vào thứ Tư (30/10) và có hiệu lực vào thứ Năm (31/10).
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…