Sáng ngày 29/6, Tổng cục Thống kê cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng 7,72% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, do xuất khẩu sang Mỹ vẫn ở mức cao và chi tiêu cá nhân trong nước đang phục hồi nhờ các hạn chế COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) ít hơn.
GDP của Việt Nam đã giảm 6,02% trong quý 3/2021 do các hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt hơn so với các nước láng giềng. Nhưng hiện tại nền kinh tế trong nước đã dần ấm lên.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của nước này đứng ở mức cao kỷ lục trong sáu tháng đầu năm, theo dữ liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Chi phí lao động tương đối thấp của Việt Nam đã định vị Việt Nam là ứng cử viên đầu tiên cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng “Trung Quốc cộng một”.
Khi sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, nhiều nhà sản xuất tiếp tục xây dựng hoặc bổ sung các nhà máy tại Việt Nam.
Lệnh phong tỏa kéo dài gần hai tháng ở Thượng Hải “đã thúc đẩy chúng tôi tạm thời tăng cường sản xuất tại Việt Nam”, đại diện của một nhà máy may mặc liên kết với nước ngoài cho biết.
Trong khi đó, Hiromasa Matsuura, nhà kinh tế trưởng tại Mizuho Research and Technologies cho biết: “Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã giúp tăng trưởng kinh tế dẫn đầu bởi lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam”.
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…