Giá xăng dầu, giá điện tiếp tục kéo CPI tháng 5 tăng

9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong tháng 5, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. 

Nhóm giao thông tháng 5 có mức tăng CPI cao nhất 2,64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. (Ảnh: Shutterstock)

Báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2019 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 1,5% so với tháng 12/2018, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong mức tăng 0,49% của tháng, 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào ngày 2/5 và 17/5 (tác động làm CPI chung tăng 0,25%).

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,28% chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 6,86%; giá gas tăng 0,6%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,66% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,54%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%.

Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và nhóm giáo dục cùng tăng 0,05% (dịch vụ giáo dục tăng 0,01%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,13%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,06% (dịch vụ y tế giảm 0,1%); bưu chính viễn thông giảm 0,05%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 5/2019 tăng 1,5% so với tháng 12/2018 và tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu tăng theo giá thế giới và giá điện tăng do sản lượng điện tiêu thụ tăng cao.

Tuy nhiên, giá thịt lợn tiếp tục giảm (do diễn biến của dịch tả lợn châu Phi) và chính sách tiền tệ linh hoạt làm giảm nguy cơ lạm phát.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm tăng 1,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Dự báo thời tiết: Miền Bắc mưa dông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày 6/4, thời tiết trên cả nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các…

6 phút ago

Bộ Công an đề xuất bỏ Cơ quan điều tra VKSND Tối cao

Bộ Công an đề xuất không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối…

1 giờ ago

Hơn 1,5 triệu biển số xe máy được đấu giá từ ngày 8/4, có biển ngũ quý

Nhiều biển số ngũ quý (xe máy) được đấu giá như: 50AA-999.99; 50AA-666.66; 50AA-777.77; 29AC-222.22.

1 giờ ago

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

5 giờ ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

5 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

6 giờ ago