Giọt nước tràn ly: HSBC quyết định thoái vốn hoàn toàn khỏi Techcombank

Sau lần bị thoái hai thành viên chiến lược trong ban Hội đồng quản trị Techcombank, HSBC vẫn kiên nhẫn trong hợp tác với Techcombank. Đến năm 2016, Techcombank tiếp tục dội “gáo nước lạnh” lên các cổ đông khi quyết định không chi trả cổ tức theo cả hai cách, đây được xem như là “giọt nước tràn ly” đã khiến HSBC đi đến quyết định thoái vốn hoàn toàn khỏi Techcombank, buộc ngân hàng này phải hoãn lại kế hoạch tăng vốn lên 14.000 tỷ đồng.

Là một trong ba ngân hàng nước ngoài thoái vốn, thu hẹp phạm vi hoạt động tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2017, thương vụ đầu tư của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) vào Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã không rơi vào trường hợp may mắn như những nhà đầu tư khác.

Việc HSBC muốn thoái sạch vốn khỏi Techcombank là một kết cục không quá ngạc nhiên đối với giới đầu tư, mặc dù Techcombank đang nằm trong nhóm ngân hàng thương mại hàng đầu, mỗi năm thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận.

Dần dần mất quyền kiểm soát

HSBC đầu tư vào Techcombank từ năm 2005 với việc mua lại 10% vốn cổ phần. Thời điểm đó, tổng tài sản của Techcombank chỉ đạt 10.666 tỷ, vốn điều lệ 617 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 286 tỷ đồng.

Sau khi nâng tỷ lệ sở hữu 15% vốn tại Techcombank vào giữa năm 2007, đến tháng 9/2008, một lần nữa HSBC chi thêm 1.272 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%.

Trong giai đoạn này, HSBC đã cử nhiều quản lý cao cấp sang Techcombank để hỗ trợ chuyển giao kiến thức chuyên môn về quy trình hoạt động. Những nhà quản lý này cũng tham gia sâu vào hoạt động hàng ngày của Techcombank.

Tuy nhiên, kể từ năm 2012, vai trò của HSBC tại Techcombank giảm dần. Và đến năm 2014, hai đại diện của HSBC trong Hội đồng quản trị cũng bị loại ra theo quyết định của các cổ đông. Đại diện của Techcombank thời điểm đó cho biết Techcombank và HSBC sắp kết thúc hợp đồng Hỗ trợ kỹ thuật lần đầu (ký năm 2005). Sau đó, HSBC chỉ hỗ trợ Techcombank với vai trò đơn thuần của một cổ đông sở hữu 19,4% cổ phần của ngân hàng. Liên quan tới khả năng HSBC rút vốn, đại diện Techcombank cho biết HSBC chưa có kế hoạch rút vốn.

Đầu tư tài chính không hiệu quả, HSBC đứng trước nguy cơ giảm tỷ lệ sở hữu.

Năm 2005, HSBC đầu tư vào Techcombank với mức giá ban đầu là 60.891 đồng/cổ phiếu (theo Thông cáo báo chí của HSBC tại thời điểm đó).

Sau đó, giá cổ phiếu Techcombank giảm xuống còn khoảng 26.000 đồng/cổ phiếu, và cổ đông chỉ được một số lần chia lợi nhuận bằng cổ phiếu thưởng và cổ phiếu trả cổ tức (năm 2008-2010).

Từ năm 2010 trở đi, Techcombank lựa chọn chiến lược không chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng như cổ tức tiền mặt, để tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu.

Đến năm 2016, Techcombank thu về gần 3.150 tỷ đồng lãi ròng, lãi lũy kế lên tới 5.489 tỷ đồng, nhưng các cổ đông vẫn không được chia cổ tức.

Đương nhiên, đối với HSBC, khoản đầu tư khổng lồ của nhà băng ngoại này gần như không sinh lời.

Năm 2017, Techcombank lập kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.878 tỷ đồng lên tới 13.878 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu gần 20% tại Techcombank, HSBC sẽ phải rót thêm một khoản tiền rất lớn vào đây. Khác với sự do dự vào năm 2014, HSBC đã ra quyết định thoái vốn hoàn toàn khỏi Techcombank và đóng lại thương vụ này.

HSBC đột ngột yêu cầu rút vốn, Techcombank buộc phải hoãn lại kế hoạch tăng vốn lên 14.000 tỷ đồng.

Việc HSBC rút vốn đồng nghĩa với việc Techcombank phải thu xếp ít nhất 5.170 tỷ đồng để mua lại cổ phiếu từ HSBC hoặc tìm một nhà đầu tư chiến lược trả thay số tiền đó. Cũng khá trùng lặp là số tiền này tương đương với khoản vốn dự định sẽ tăng lên của Techcombank trong kế hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh rất khả quan của Techcombank trong thời gian gần đây cũng cho thấy ngân hàng này hoàn toàn có thể thu xếp tài chính để trả cho cổ đông chiến lược HSBC. Có điều Techcombank phải mất thêm một nhịp nữa là bán xong cổ phiếu quỹ đã mua từ HSBC rồi mới được phát hành mới. Và lúc đó liệu Techcombank còn giữ chiến lược cũ với các cổ đông chiến lược, điều này vẫn cần thời gian trả lời.

Nguyên Hương

Xem thêm:

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

53 giây ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

35 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

51 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago