Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Ngân hàng Nhà nước,… cho ý kiến về việc đầu tư 10 dự án đường sắt đô thị của TP. Hà Nội.
Trước đó, theo tờ trình gửi đến Chính phủ, UBND TP. Hà Nội cho hay theo quy hoạch đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài hơn 417,8 km, trong đó có 342,2 km cầu cạn và cầu cạn kết hợp đi bằng; 75,5 km đi ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến của 10 dự án đường sắt đô thị là hơn 40 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn cho từng giai đoạn là: 2017-2020 cần khoảng hơn 7,5 tỷ USD; 2021-2025 cần khoảng hơn 7,6 tỷ USD; 2026-2030: khoảng 3,5 tỷ USD; sau năm 2031 cần 21,3 tỷ USD.
Để thực hiện 10 dự án đường sắt đô thị, Hà Nội đề xuất Thủ tướng 2 phương án đầu tư.
Các dự án còn lại sẽ được thành phố đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP). Các doanh nghiệp được chọn là nhà đầu tư sẽ tự bỏ vốn lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, thực hiện giải phóng mặt bằng, đào và xây dựng đường hầm, nhà ga, xây dựng các tuyến đường trên cao, depot và đường ray. Chính quyền thành phố sẽ đầu tư toàn bộ các hạng mục còn lại như: đầu máy, toa xe, thiết bị vận hành, an toàn, an ninh (bao gồm cả hệ thống phần mềm điều khiển); thực hiện việc quản lý vận hành, khai thác theo một chương trình thống nhất trên toàn hệ thống của cả thành phố.
Đến nay, 5 nhà đầu tư trong nước đã đăng ký đầu tư là: Vingroup, Tập đoàn Xuân Thành, Công ty Cổ phần Lũng Lô, Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Mik Việt Nam. Hai nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào dự án này là Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) và Công ty Mosmetrostroy (Nga).
Theo tờ trình, đối với nguồn vốn ODA được ưu tiên, thành phố sẽ bố trí vốn đối ứng để thực hiện. UBND thành phố dự kiến sẽ huy động được 337.000 tỷ đồng thực hiện các dự án đường sắt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và từ 2021-2025.
Trong đó, thành phố đề xuất được bổ sung 6.000 ha đất (giá trị sử dụng khoảng 300.000 tỷ đồng) vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 để làm quỹ đối ứng cho các nhà đầu tư và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn cho các dự án giao thông hợp tác công – tư (PPP) nói chung, trong đó có các dự án đường sắt đô thị.
Thành phố dự kiến cũng sẽ thu về khoảng 15.000 tỷ đồng từ việc đấu giá, cho thuê quỹ nhà đất chuyên dùng, biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, trụ sở cơ quan dôi dư nằm trong danh mục được phép bán, cho thuê.
Cùng với đó, thành phố cũng kiến nghị được hưởng cơ chế tài chính theo Luật Thủ đô để làm đường sắt đô thị và giao thông, bằng việc hưởng toàn bộ số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn thành phố; được sử dụng toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố (khoảng 22.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020).
10 tuyến đường sắt đô thị được TP. Hà Nội quy hoạch gồm:
|
Đăng Nguyên
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…