Hai nhà nghiên cứu lý thuyết đấu giá đạt Giải Nobel Kinh tế 2020

Ngày 12/10 vừa qua, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải Nobel Kinh tế 2020 cho hai nhà khoa học Mỹ Paul Milgrom và Robert Wilson nhờ “nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và sáng tạo ra các hình thức đấu giá mới”.

Giải Nobel Kinh tế 2020 được trao cho 2 nhà khoa học Mỹ nhờ nghiên cứu về lý thuyết đấu giá. (Ảnh: NobelPrize/Twitter)

Đây là giải thưởng cuối cùng được công bố trong mùa Nobel năm 2020. Trước đó, vào ngày 5/10, các nhà khoa học Harvey J. Alter, Michael Houghton và Charles M. Rice đã giành giải Nobel Y học 2020 với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C; 2 nhà khoa học nữ nghiên cứu phát triển công nghệ chỉnh sửa gen là Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna được trao giải Nobel Hóa học hôm 7/10; 3 nhà khoa học Roger Penrose, Reinhard Genzel, Andrea Ghez nghiên cứu về lỗ đen được trao giải Nobel Vật lý 2020 hôm 7/10; nhà thơ nữ người Mỹ Louise Gluck giành giải Nobel Văn học hôm 8/10; và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gây bất ngờ khi được trao giải Nobel Hòa bình hôm 9/10.

Trang Twitter chính thức của giải Nobel tuyên bố khi vinh danh giải Nobel Kinh tế 2020: “Việc đấu giá có ở khắp nơi và tác động tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hai người giành giải kinh tế năm nay, Paul Milgrom và Robert Wilson đã cải thiện lý thuyết về đấu giá và sáng tạo các hình thức đấu giá mới, mang lại lợi ích cho người bán, người mua và người đóng thuế khắp thế giới.” 

Hai nhà nghiên cứu Paul Milgrom và Robert Wilson hiện đều đang là giáo sư tại Đại học Stanford tại bang California, Mỹ.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai ông Paul Milgrom và Robert Wilson đã có những khám phá lý thuyết giúp cải thiện cách thức hoạt động của các cuộc đấu giá. Hai ông cũng thiết kế các định dạng đấu giá cho hàng hóa và dịch vụ khó bán theo cách truyền thống, chẳng hạn như tần số vô tuyến.

Ông Peter Fredriksson, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, phát biểu khi công bố giải: “Các chuyên gia đạt giải Nobel Kinh tế năm nay đã bắt đầu công trình nghiên cứu với lý thuyết nền tảng, sau đó sử dụng các kết quả thu được vào ứng dụng thực tiễn, giúp chúng lan tỏa trên toàn cầu. Những phát hiện của họ đã mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.”

Nhà kinh tế Robert Wilson đã phát triển lý thuyết đấu giá đối với các vật dụng có giá trị chung (common value), tức các mặt hàng không được xác định giá ban đầu nhưng cuối cùng được tất cả mọi người đồng ý một mức giá chốt. 

Ví dụ, giá hợp đồng tương lai của tần số vô tuyến hoặc sản lượng quặng tại một địa điểm cụ thể. Ông Wilson đã chỉ ra lý do những người đấu giá có xu hướng đưa ra giá thấp hơn so với giá trị chung họ ước lượng, là do lo lắng về “lời nguyền của người chiến thắng” – nghĩa là trả quá cao và bị thua lỗ.

Trong khi đó, ông Milgrom đưa ra lý thuyết tổng quát hơn về đấu giá, theo đó cho phép không chỉ có các giá trị chung mà còn các giá trị riêng khác nhau giữa những người tham gia đấu giá. Ông đã phân tích các chiến lược đấu giá trong một số hình thức đấu giá nổi tiếng, chứng minh rằng một hình thức đấu giá sẽ mang lại cho người bán doanh thu dự kiến cao hơn khi những người tham gia nghiên cứu và tìm hiểu thêm về các giá trị ước tính của nhau trong quá trình đấu giá.

Sau này, cùng với việc xã hội đã phân bổ các hàng hóa hay vật dụng phức tạp hơn giữa những người dùng, chẳng hạn như các địa điểm máy bay hạ cánh/cất cánh và tần số vô tuyến…  hai nhà kinh tế Paul Milgrom và Robert Wilson đã tìm ra các hình thức đấu giá mới để có thể bán đấu giá đồng thời nhiều loại hàng hóa có liên quan với nhau.

Năm 1994, Mỹ là chính quyền đầu tiên sử dụng phương pháp đấu giá nên trên để bán tần số vô tuyến cho các nhà mạng viễn thông. Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng đã làm theo cách này.

Trong 20 năm trở lại đây, gần 3/4 các giải thưởng Nobel Kinh tế đều được trao cho các nhà nghiên cứu của Mỹ. Năm 2019, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba nhà khoa học gồm hai giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Abhijit Banerjee, Esther Duflo và nhà kinh tế học Đại học Harvard Michael Kremer với nghiên cứu về cách tiếp cận thực nghiệm trong việc giảm nghèo toàn cầu.

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

1 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

2 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

6 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

8 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

8 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

9 giờ ago