Categories: Kinh TếKinh doanh

Gần 9.000 container phế liệu tồn đọng vô chủ, trong đó có container chứa chất thải nguy hại

Tổng số container phế liệu tại các cảng biển trên cả nước lên tới 23.483 chiếc, trong đó gần 9.000 chiếc không có người đến nhận. 

Bốc dỡ phế liệu nhập khẩu phục vụ cho việc luyện phôi thép tại Nhà máy Thép miền Nam (KCN Phú Mỹ 1, TX. Phú Mỹ). (Ảnh: baobariavungtau.com.vn)

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý hàng hoá tồn động là phế liệu tại cảng biển.

Theo đó, tính đến ngày 15/2/2019, có hơn 23.000 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biên thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là các container đã lưu giữ trên 90 ngày với 9.825 container, 6.580 chiếc lưu giữ từ 30-90 ngày, 7.048 chiếc lưu giữ dưới 30 ngày.

Với 9.825 container đã lưu giữ trên 90 ngày – xác định là hàng hóa tồn đọng  (số còn lại lưu giữ dưới 90 ngày nên chưa được xác định là hàng hóa tồn đọng), Bộ Tài chính cho biết đã có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố thông báo tìm chủ hàng.

Tuy nhiên, khi các đơn vị thông báo tìm chủ với 9.444 container thì lượng container có người đến nhận hoặc xác định được chủ hàng là 955 container (chiếm tỷ lệ 9,7%). Còn 8.870 container, tức là 90,3%, không có người đến nhận.

Số lượng hàng phế liệu tồn nhiều nhất là ở Bà Rịa-Vũng Tàu với 9.468 container, tiếp theo là Hải Phòng và TP.HCM với lần lượt 6.082 container và 4.689 container. Bình Dương 2.447 container, Cần Thơ 660 container, Đà Nẵng 107 container.

Tổng số container phế liệu tại các cảng biển cả nước lên tới 23.483 chiếc, trong đó 40% tập trung tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bộ Tài chính cho rằng hiện tại việc yêu cầu các hãng tàu vận chuyển các lô hàng tồn đọng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các hãng tàu chưa thực hiện tái xuất các lô hàng tồn đọng.

Tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, hãng tàu đã hoàn thành thủ tục để thực hiện tái xuất 19 container, 2 container đang được hãng tàu đã nhận trách nhiệm để thực hiện tái xuất. Tuy nhiên, tổng cộng 21 container trên vẫn đang lưu giữ tại cảng biển và chưa được thực hiện tái xuất.

Tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, hãng tàu đã nhận trách nhiệm thực hiện 5 container nhưng vẫn chưa thực hiện vận chuyển lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trong báo cáo, Bộ Tài chính nhấn mạnh cần sớm có biện pháp xử lý dứt điểm toàn bộ các lô hàng phế liệu hiện nay, đặc biệt, cần có biện pháp để kiên quyết yêu cầu các hãng tàu vận chuyển các lô hàng tồn đọng là phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác liên ngành, song trước mắt, cần thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng với Chủ tịch là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thành viên là đại diện đơn vị liên quan.

Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án xử lý xử lý, trước mắt là gần 9.000 container phế liệu tồn đọng nêu trên. Phương án 1, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đối với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan hải quan yêu cầu hãng tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp hãng tàu không thực hiện, cơ quan hải quan lập danh sách các hãng tàu để làm cơ sở kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu biện pháp cưỡng chế, xử lý hoặc dừng việc cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

Quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo nhưng hãng tàu chưa thực hiện vận chuyển lô hàng đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức tiêu hủy.

Chi phí tiêu hủy trích từ tiền thu được sau khi bán đấu giá đối với lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.

Phương án 2, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức bán đấu giá toàn bộ các lô hàng tồn đọng, bao gồm cả hàng phế liệu đạt và không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Doanh nghiệp trúng đấu giá có trách nhiệm tiêu hủy với các lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, phương án này gặp khó khăn do chi phí tiêu hủy rất lớn, doanh nghiệp sẽ không đăng ký tham gia đấu giá để thu mua các loại hàng hóa này. Do đó, Bộ tài chính đề xuất lựa chọn phương án 1.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

19 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago