Thêm một công ty Trung Quốc vỡ nợ vì chi phí vay gia tăng

Thêm một công ty Trung Quốc không thanh toán được khoản nợ trái phiếu địa phương, đây là tình trạng chung đang xảy ra tại Trung Quốc – các công ty yếu thế trong nước đang phải vật lộn để trả nợ do chi phí vay tăng cao.

Vào thứ Hai (30/10), CTCP Cảng Đan Đông Trung Quốc đã không trả được một phần khoản nợ đầu tư bán lại cho công ty phát hành, mà theo một trích dẫn trên trang Chinamoney, đây là “gánh nặng  nợ lớn” đối với công ty.

Công ty tư nhân này có trụ sở tại Đan Đông, một thành phố công nghiệp giáp ranh Bắc Triều Tiên, và là khu vực chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt nặng nề nhất của Liên Hiệp Quốc và Tổng thống Donald Trump đối với chế độ Kim Jong-Un.

Vào cuối tháng 6/2017, Ngân hàng Đan Đông, một ngân hàng nhỏ tại biên giới giáp ranh Triều Tiên cũng đã bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách đen bởi các cáo buộc rửa tiền giúp chính quyền Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, công ty tàu biển Đại Liên và hai cá nhân Trung Quốc khác cũng nằm trong danh sách bị Mỹ trừng phạt.

>> Mỹ sẽ áp thêm trừng phạt lên các công ty Trung Quốc

Lãi suất trái phiếu các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã tăng lên kể từ ngày 15/10, sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên lên tiếng quan ngại về tỷ lệ vay nợ cao của các công ty Trung Quốc.

Điều này đã làm lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hạng AA-  tăng 16 điểm cơ bản trong tháng này. Theo dữ liệu của Chinabond, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2017.

Dẫn nguồn số liệu từ Bloomberg, trong năm 2017, Trung Quốc đã có 20 trái phiếu doanh nghiệp đứng trên bờ vực vỡ nợ, so với 21 trái phiếu trong cùng kỳ năm 2016.

“Chi phí vay gia tăng đã làm xói mòn lợi nhuận của các công ty và càng làm khó khăn hơn trong việc chi trả các khoản nợ hiện tại,” các nhà phân tích của công ty chứng khoán China Merchants, Từ Hán Phi và Lý Túc Trạch cho biết trong một bản báo cáo về tình trạng vỡ nợ hôm thứ Ba.

CTCP Cảng Đan Đông đã bán 1 tỷ NDT (151 triệu USD) trái phiếu 5 năm vào năm 2014, với tỷ lệ lãi suất ban đầu là 5,86% đi kèm với quyền chọn cho phép các nhà đầu tư bán lại cho công ty trước thời hạn.

Tất cả các nhà đầu tư của công ty này đều đã thực hiện quyền đó, và công ty chỉ thanh toán được một phần nợ gốc, mà không nêu rõ số tiền cụ thể. Theo bản báo cáo, công ty này đã thanh toán 58,6 triệu NDT (8,8 triệu USD) tiền lãi trong ngày thứ Hai.

Đan Đông là thành phố biên giới lớn nhất Trung Quốc dọc theo biên giới với Triều Tiên, và là cửa ngõ giao thương chính của Trung Quốc với chế độ của Kim Jong-Un.

Đan Đông có một lịch sử phát triển năng động vì vị trí chiến lược của nó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng đông bắc Trung Quốc, và ở cửa ngõ ra biển. Đây được coi là trung tâm xuất khẩu chính của tỉnh Liêu Ninh. GDP của thành phố này vào năm 2015 là khoảng 98,5 tỷ NDT (14,9 tỷ USD), với tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,657 tỷ USD.

Chân Hồ (t/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

2 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

3 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

3 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

3 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

5 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

5 giờ ago