Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua ngày 20/11, từ năm 2018, sẽ có nhiều sếp ngân hàng buộc phải từ chức.
Luật có hiệu lực vào ngày 15/1/2018, quy định: các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng sẽ không được kiêm nhiệm giữ vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp khác.
Cụ thể, Luật các TCTD được bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 34, trong đó khoản 4 đề cập cụ thể: Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Đây là một quy định nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng và hoạt động sân sau… đã được 88,8% đại biểu thông qua.
Với việc bổ sung thêm điều khoản này, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng nữa, sẽ có hàng loạt đại gia Việt hiện đang nắm giữ cùng lúc nhiều chức vụ hàng đầu tại các tập đoàn, doanh nghiệp và ngân hàng, nay sẽ bị buộc phải từ bỏ giữa một trong hai vị trí chủ tịch ngân hàng hoặc chủ tịch các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Những cái tên nổi bật có thể kể đến như:
Và còn nhiều cái tên ẩn danh khác.
Theo chuyên gia tài chính của Mỹ đánh giá, đây là điểm sáng tích cực trong chính sách điều hành tài chính của NHNN Việt Nam. Bởi hầu hết các đại gia ngân hàng đều có liên quan đến các công ty bất động sản và những lĩnh vực khác, không cần có quá nhiều chuyên môn về tài chính, họ dùng tiền từ các công ty kia để thâu tóm và tiến đến kiểm soát các ngân hàng. Đây là một rủi ro lớn đã được khắc phục trong Luật các TCTD sửa đổi lần này.
>> Cho phép phá sản ngân hàng yếu kém – Người gửi tiền chịu rủi ro lớn
Chẳng hạn khi NHNN cắt hạ lãi xuất hay tài trợ mức lãi xuất thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn vay hơn, vì những người đứng đầu các ngân hàng này cũng đang sở hữu chéo tại các công ty thuộc lĩnh vực khác, mà thông thường là các công ty bất động sản, nên với quyền lực này, các đại gia ngân hàng có thể bẻ vòi tín dụng hướng vào các công ty mà họ đang đồng thời sở hữu, và dòng vốn không thể đến được tay doanh nghiệp thật sự cần được hỗ trợ.
Điều khoản bổ sung lần này không mới và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế về phòng ngừa rủi ro tài chính. Trên thực tế, ở Mỹ và các nước tiên tiến, khi đã là chủ tịch ngân hàng thì họ sẽ không được phép nắm giữ vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp.
>> Các tập đoàn lớn Việt Nam đua nhau mở trường học: Động cơ là gì?
Ví dụ, các lãnh đạo ngân hàng lớn của Mỹ như Michael Corbat – CEO của Ngân hàng Citigroup, hay như lãnh đạo của Ngân hàng Bank of America là Brian Moynihan chỉ có vai trò làm duy nhất một nghiệp vụ là ngân hàng, và không được phép làm thêm nhiệm vụ thứ hai ở một doanh nghiệp nào khác. Bởi vì các lãnh đạo ngân hàng có thể lấy tiền ký thác của người gửi tiền hay tiền tài trợ lãi rẻ để “trút” vào các dự án đầu tư của các công ty sân sau gây rủi ro mất tiền lớn cho người gửi.
Đặc biệt tại Việt Nam, khi bảo hiểm tiền gửi chỉ cho phép bồi thường tối đa 75 triệu đồng/sổ tiết kiệm. Do đó, các điều khoản bổ sung của Luật các TCTD đã hạn chế được rủi ro này. Tuy nhiên, đi kèm với đó, dự báo sẽ có một làn sóng buộc ‘từ chức’ lớn xảy ra tại các vị trí chủ chốt trong ngân hàng. Và luật TCTD sẽ thiết thực hơn nữa, nếu lớp lãnh đạo thay thế là những người có chuyên môn am hiểu sâu về tài chính, và không có các hoạt động sân sau. Nếu không, sẽ dễ rơi vào tình huống là “bình mới rượu cũ”.
Chân Hồ (T/h)
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…