Tính riêng tháng 7, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 970 triệu USD và có dấu hiệu tiếp tục giảm sau đợt tăng “nóng” những tháng đầu năm, tương ứng giảm 4% so với tháng 6/2022. Trong đó, mặt hàng tôm dẫn đầu với trị giá xuất khẩu đạt 385 triệu USD, giảm 12,6%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi xuất khẩu tăng trưởng nóng từ 40-60% trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu chững lại từ tháng 5 khi tăng 34% và trong tháng 6 đạt 18%.
Đến tháng 7/2022, tổng giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 4% so với tháng trước đó, đạt 970 triệu USD nhưng tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 6,9 tỷ USD.
Hiệp hội này cho rằng nguyên nhân xuất khẩu giảm từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.
Riêng xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã giảm 1% và tháng 7 tiếp tục giảm gần 13%, đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, Việt Nam xuất khẩu tôm đạt 2,65 tỷ USD (cao nhất trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu), tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP cho biết sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu thấp trong nửa cuối năm.
Trong khi đó, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước đang gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí cao, do vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt tôm nguyên liệu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra tăng trưởng chậm lại trong quý 2. Trong tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%. Lũy kế hết tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD (xếp thứ hai về giá trị xuất khẩu thủy sản), tăng 79% so với cùng kỳ năm 2021.
Về thị trường xuất khẩu thủy sản, tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD (cao nhất trong các thị trường), tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021, kế đến là Trung Quốc đạt 1 tỷ USD, tăng 71%, thứ ba là Liên minh châu Âu (EU) đạt 829 triệu USD, tăng 39%.
VASEP cho biết khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 3. Theo đó, Hiệp hội này dự báo quý 3 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD.
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…