Sau EU, Đài Loan,… Campuchia có thể chặn nhập khẩu mì ăn liền Việt Nam chứa chất cấm

Theo tờ Khmer Times, các cơ quan Campuchia sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn chặn nhập khẩu các loại mì của Việt Nam có chứa chất Ethylene Oxide – vốn trước đó bị một số quốc gia châu Âu (EU) cảnh báo thu hồi, trường hợp tương tự cũng bị Hải quan Đài Loan bắt giữ và tiêu hủy.

Việt Nam đứng thứ ba về tiêu thụ mì ăn liền sau Trung Quốc và Indonesia, với khoảng 7,03 tỷ gói mì ăn liền được sử dụng vào năm 2020, theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới. (Ảnh minh họa: Trí Thức VN)

Theo ông Phan Oun, thành viên của Chính phủ, phụ trách Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cạnh tranh và Chống gian lận (KPR) của Campuchia, động thái này diễn ra sau khi một số nước EU ngừng nhập một số loại mì Việt Nam có chứa chất Ethylene Oxide vượt ngưỡng quy định.

Được biết gần đây, Đức đã đưa ra cảnh báo về sản phẩm mì ăn liền hương gà do Asiafoods Corporation sản xuất vì nguyên nhân trên.

Ông Phan Oun cho biết nếu phát hiện loại mì này vào thị trường Campuchia, Tổng cục KPR sẽ vào cuộc để thu hồi.

Đồng thời Tổng cục Hải quan sẽ chỉ thị lực lượng hải quan các địa phương để phân loại các loại mì này vào loại hàng hóa rủi ro và cần có giấy chứng nhận không chứa chất Ethylene Oxide đối với mì nhập khẩu trong thời gian tới.

Ông Dim Theng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ người tiêu dùng tại Bộ Thương mại Campuchia cho biết: “Chúng tôi đang thành lập tổ chuyên trách để bắt đầu kiểm tra vào tháng tới trên toàn quốc để đảm bảo các sản phẩm có sẵn trên thị trường an toàn cho người tiêu dùng, vì chúng tôi xuất khẩu và đồng thời nhập khẩu một số sản phẩm”.

Trước đó, năm ngoái, hàng loạt các vụ thu hồi và cảnh báo đến từ các quốc gia EU khi các loại mì có xuất xứ từ Việt Nam chứa chất cấm vượt quy định.

Tháng 8/2021, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) đã thông báo thu hồi một số lô mì Hảo Hảo và miến Good do Công ty Acecook Việt Nam sản xuất vì chứa Ethylene Oxide.

Cùng tháng này, EU đã thu hồi sản phẩm Mì khô vị bò gà xuất xứ Việt Nam tại thị trường Na Uy vì chứa chất Ethylene Oxide.

Đến tháng 12/2021, Ủy ban châu Âu (EC) ra thông báo áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số thực phẩm nhập khẩu vào khu vực này.

Vào tháng 7 năm nay, một số nước tại EU như Đức, Ba Lan, Malta tiếp tục gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do chứa chất cấm Ethylene Oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

Bên cạnh đó, theo tờ Focus Taiwan, trong một tuyên bố hôm thứ Ba (ngày 26/7) của FDA Đài Loan, một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam có dư lượng Ethylene Oxide vượt quá mức quy định, đây là hợp chất được xếp vào mặt hàng thuốc trừ sâu bị cấm ở Đài Loan.

Do đó, các quan chức Hải quan Đài Loan đã thu giữ và tiêu hủy tổng cộng 1.116 kg (hơn 1,1 tấn) được nhập khẩu bởi Công ty Simple Mart Retail từ Việt Nam. Số lô hàng này được phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong một gói gia vị bên trong một loại mì ăn liền (có tên là JINRO RAMENJ INRO) với hương vị thịt bò kiểu Hàn Quốc (chứa khoảng 63.729 phần triệu ppm dư lượng chất Ethylene Oxide).

Hôm 22/7, ông Ngô Xuân Nam – Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết việc doanh nghiệp của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU sẽ gây khó khăn cho quá trình tháo gỡ việc giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền của Việt Nam vào EU của cơ quan này, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

“Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về ngưỡng an toàn của chất Ethylene Oxide. Bởi tại EU quy định ngưỡng này ở mức rất thấp”, ông Nam cho biết.

Ông Nam cho biết hiện nay tần suất kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào thị trường EU ở mức 20%. Trong phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO vào hôm 23/6, Văn phòng SPS Việt Nam cùng Bộ Công Thương và các đơn vị đã làm việc với EU cam kết Việt Nam sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm mì ăn liền đáp ứng thị trường này.

Ethylene Oxide được Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) xếp vào loại chất gây đột biến và ung thư. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa EO không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe nếu tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm EO trong một thời gian dài. Do đó, người sử dụng cần giảm thiểu việc tiếp xúc với EO.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

1 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

4 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

4 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

5 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

5 giờ ago