Tháng 1/2023, doanh nghiệp Việt Nam gặp ‘sóng’ lớn, vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm

Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố tình hình kinh tế trong tháng 1/2023, trong đó nêu lượng doanh nghiệp thông báo ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới gần 35.000 doanh nghiệp, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp phá sản chờ làm thủ tục giải thể là 6.841 đơn vị. Về xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam và cán cân thương mại thặng dư chủ yếu đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi đơn hàng và vốn đầu tư sụt giảm trong tháng 1/2023. (Ảnh minh họa: moc.gov.vn)

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong tháng 1/2023, cả nước có 34.994 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,6 % so với cùng kỳ năm 2022; có 6.841 doanh nghiệp phá sản chờ làm thủ tục giải thể, giảm 3,4%; có 2.038 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,6%.

Ngược lại, tháng 1 cũng có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; có 15.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 146,8% và giảm 21,2%, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 1/2023 lên 25.900 doanh nghiệp, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, từ cuối tháng 11/2022, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu đơn hàng, phải sa thải hoặc cho công nhân nghỉ trước Tết. Điển hình như Công ty PouYuen cho biết do các thị trường xuất khẩu chính đang cắt giảm mạnh đơn hàng ảnh hưởng kế hoạch sản xuất của công ty. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh đơn hàng gia công giày thể thao trong bối cảnh khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng khoảng một nửa trước đây.

Cụ thể, từ ngày 1/12/2022 đến ngày 28/2/2023 những công nhân thuộc khu xưởng C, D, Y và Hóa công 10C, 155, 172, 176, B0Y6, 10B, 153, 171, 18C, 181, B02R, B08W thuộc khối sự nghiệp PCaG sẽ nghỉ luân phiên. Tổng cộng, thời gian phải nghỉ làm là 14 ngày. Các ngày nghỉ của công nhân chủ yếu sắp xếp vào ngày cuối tuần.

Được biết, PouYuen Việt Nam là doanh nghiệp có số lao động nhiều nhất TP.HCM với khoảng 50.000 công nhân.

Còn chị Huỳnh Thị Kim Linh (41 tuổi) làm ở công ty TNHH Tỷ Hùng (Quận Bình Tân) cho biết có thâm niên hơn 21 năm làm ở công ty, với mức lương dao động 7 – 8 triệu đồng/tháng. Dù luôn hoàn thành tốt công việc nhưng chị vẫn nằm trong danh sách 1.185 công nhân bị thôi việc, theo Dân Trí.

Chị Linh nhận được tin chấm dứt hợp đồng lao động hồi cuối tháng 10 và bất ngờ vì không nghĩ bản thân gắn bó lâu như vậy, nay vẫn phải rời khỏi công ty.

Vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm gần 20% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 ước giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo giảm 9,1%, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/1/2023 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2023, ước tính đạt 1,35 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu hàng hóa, tổng giá trị tháng 1/2023 ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng trước và giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 89%.

Ở chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu tháng 1/2023 ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 93%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 11/2023 ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,64 tỷ USD.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị ước đạt 7,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị ước đạt 8,1 tỷ USD.

Bộ Xây dựng Việt Nam cho biết trong năm 2022, có tới 38,7% số lượng doanh nghiệp (DN) bất động sản phải giải thể vì khó khăn về dòng tiền, giá nguyên vật liệu leo thang, chi phí tăng mạnh,… trong bối cảnh các kênh tín dụng đối với lĩnh vực này bị siết chặt.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy đến ngày 28/10/2022, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 329.000 tỷ đồng, giảm hơn 25% so với cùng kỳ 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

5 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

6 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

7 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

7 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

7 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

8 giờ ago