Theo bước Nepal, Pakistan hủy dự án xây đập thủy điện với Trung Quốc

Islamabad đã từ chối các điều khoản hợp tác mà họ gọi là ‘đi ngược lại các lợi ích của chúng tôi’ chỉ vài ngày sau khi Nepal hủy bỏ một dự án thủy điện lớn khác với Trung Quốc.

Dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha ở Pakistan (Ảnh: tinypic.com)

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, Pakistan đã quyết định hủy bỏ một thỏa thuận xây đập thủy điện trị giá 14 tỷ USD với Trung Quốc vì không thể chấp nhận các điều kiện quá khắt khe, đánh dấu một sự thất bại khác đối với các tham vọng gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Bắc Kinh.

Tờ Express Tribune dẫn lời ông Muzammil Hussain, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Điện và Nước Pakistan, cho biết, quyết định loại bỏ đập Diamer-Bhasha khỏi khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một mắt xích quan trọng trong sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh, là vì quá nhiều yêu sách của Trung Quốc trong việc tài trợ dự án là “không khả thi và đi ngược lại những lợi ích của chúng tôi.”

Các yêu sách này bao gồm việc cho phép Trung Quốc nắm quyền sở hữu, vận hành và bảo trì con đập và việc đảm bảo xây dựng con đập khác ở Pakistan.

SCMP cho biết, sau khi hủy hợp tác với Bắc Kinh, Pakistan vẫn sẽ tiếp tục thực hiện dự án xây đập thủy điện cung cấp 4.500 megawatts điện này bằng cách tự bỏ vốn.

Quyết định của chính phủ Pakistan được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nepal cũng hủy bỏ dự án nhà máy thủy điện 2,5 tỷ USD được giao cho một tập đoàn nhà nước Trung Quốc, dự án cũng là nơi mà “Con đường tơ lụa” mới sẽ đi qua.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” chiến lược của Trung Quốc trong bản đồ thế kỷ 21

Mặc dù các nước Nam Á như Pakistan và Nepal rất cần và hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng, các chuyên gia cảnh báo rằng những trở ngại gần đây nhất là một lời nhắc nhở rằng Bắc Kinh cần cẩn trọng hơn khi thúc đẩy các dự án nhạy cảm như thủy điện ở nước ngoài.

Chuyên gia về quan hệ của Trung Quốc với Nam Á tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Tôn Thế Hải đánh giá “các dự án thủy điện đặc biệt phức tạp và nhạy cảm.”

Các yếu tố như tác động môi trường, tái định cư người dân, xung đột lợi ích giữa các khu vực thượng lưu và hạ lưu, đặc biệt đối với các con sông chảy qua nhiều nước đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án. Theo ông Tôn, ví dụ rõ ràng nhất cho tính phức tạp này chính là việc dự án đập Myitsone ở Myanmar do nhà thầu Trung Quốc phụ trách xây dựng đã bị đình chỉ bởi những lo ngại về môi trường.

Trong trường hợp đập Diamer-Bhasha, nằm trên sông Ấn ở khu vực Gilgit-Baltistan, và giáp biên với vùng bị chiếm đóng của Pakistan trong vùng Kashmir bị tranh chấp, các phản đối của Ấn Độ đã góp phần gây khó khăn cho Pakistan trong việc thúc đẩy hợp tác từ các tổ chức quốc tế.

“Ấn Độ đã phản đối mạnh mẽ hành lang kinh tế CPEC vì nó bao gồm các dự án nằm trong khu vực tranh chấp. Vì vậy, có nhiều yếu tố mà Trung Quốc nên cân nhắc”, ông Tôn nói.

Tuy nhiên, ông Triệu Can Thành, một chuyên gia về nghiên cứu Nam Á tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho rằng, CPEC với quy mô 46 tỷ USD đã khởi động một số dự án lớn, việc loại bỏ một số dự án cá biệt (như dự án đập Diamer-Bhasha) sẽ không phải là vấn đề lớn đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường” nhằm xây dựng các mắt xích hạ tầng và thương mại kết nối các quốc gia từ châu Á sang châu Phi.

“Sẽ không phải là một bất ngờ lớn nếu những vấn đề tương tự xảy ra với các dự án ở nước ngoài của Trung Quốc trong tương lai. Và điều đó sẽ không làm thay đổi bức tranh toàn cảnh “, ông Triệu nói.

“Quốc tế đang tồn tại một quan điển không đúng rằng sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ là chiến lược mà Bắc Kinh muốn thúc đẩy bằng mọi giá. Nhưng trên thực tế, mọi dự án đều mang tính thương mại, nên chúng phải hợp lý về mặt kinh tế và dựa trên sự đồng thuận chung”, ông nói.

Quyết định này của Pakistan cũng như những thoả thuận thất bại khác giữa Trung Quốc với Myanmar, Sri Lanka, và Nepal về đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” đặt ra nghi vấn liệu rằng chiến lược “con đường tơ lụa” mới đầy tham vọng của Trung Quốc có bị đỗ vỡ ngay tại nước ngoài?

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

2 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

3 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago