Điều gì khiến dự án tàu cao tốc của Trung Quốc ở nước ngoài đi chệch đường ray?
- Chân Hồ
- •
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra nước ngoài đang gặp phải nhiều chướng ngại.
Dự án tỷ đô đường sắt cao tốc Trung-Thái đã một lần nữa bị trì hoãn, lần này là do không đạt tiêu chuẩn an toàn về môi trường đe dọa sẽ làm trật bánh kế hoạch vốn đầy tai tiếng này.
Điều này chỉ là một trong số những rào cản mà Trung Quốc phải đối mặt trong chiến lược xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc trên toàn thế giới, mở đường cho chiến lược Con đường tơ lụa mới nối Trung Quốc với châu Âu và xa hơn nữa.
Tuy nhiên, chiến lược đầy tham vọng của Trung Quốc luôn đụng phải các chướng ngại.
Các quy định địa phương
Kể từ khi kế hoạch tuyến đường cao tốc nối giữa thành phố phía tây nam Trung Quốc, Côn Minh và thủ đô Bangkok được khởi xướng vào năm 2014, dự án liên tục bị đình trệ bởi các vấn đề về vốn, thỏa thuận lao động, tài chính, quyền sử dụng đất và quy định liên quan về bảo vệ môi trường .
Tương tự ở Indonesia, tuyến đường cao tốc nối giữa thủ đô Jakarta và thành phố lớn thứ 3 nước này, Bandung đã không tiến triển trong hai năm qua, bởi các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.
>> Trung Quốc ngập trong núi nợ vì đường sắt cao tốc
Chi phí cao
Trung Quốc đã đánh cuộc vào khả năng xây dựng đường sắt cao tốc với giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản và Đức.
Ngân hàng Thế giới World Bank ước tính rằng, các tuyến đường cao tốc của Trung Quốc chỉ có giá từ 17 – 21 triệu USD/km, thấp hơn so với mức giá 25 – 39 triệu USD/km ở châu Âu.
Nhưng dù giá xây dựng của Trung Quốc có thể thấp nhiều đi chăng nữa, tổng mức chi phí cao được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến tuyến đường sắt Trung-Thái đã bị đình trệ. Năm ngoái, Trung Quốc đã đặt mức giá là 16,09 tỷ USD, số tiền này vượt xa ngân sách của Thái Lan. Sau cuộc đàm phán về thiết kế và giá đất, chi phí dự kiến của dự án giảm tới hơn 2/3 xuống còn khoảng 5,15 tỷ USD.
Chi phí gia tăng cũng gây ra vấn đề cho Indonesia, ngân sách cho tuyến Jakarta-Bandung đã bị đội lên 6 tỷ USD từ mức 5,2 tỷ USD do thay đổi thiết kế liên quan đến việc mua một phần đất riêng trong dự án.
Biến động chính trị và kinh tế
Sau cuộc nội chiến ở Libya nổ ra vào năm 2011, công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc đã buộc phải từ bỏ dự án trị giá 3,55 tỷ USD ở Libya nối thủ đô Tripoli với Sirte, quê hương của nhà độc tài Muammar Gaddafi.
Và kế hoạch năm ngoái cho một dự án cao tốc dài 468 km ở Venezuela, được coi là đặt bước chân đầu tiên đến Nam Mỹ, đã bị bỏ lại một bên khi nền kinh tế của Venezuela bị sụp đổ. Công ty xây dựng Trung Quốc nói nguyên nhân là do thiếu vốn từ phía Venezuela.
Liệu Trung Quốc có đang tìm cách cạnh tranh với Nhật Bản cho hợp đồng đường sắt cao tốc Singapore – Malaysia?
Các lý do khác
Vào năm 2014, những lo ngại về tính minh bạch trong quá trình đấu thầu đã khiến Mexico phải thu hồi đột ngột hợp đồng trị giá 3,75 tỷ USD cho một tuyến đường sắt cao tốc giữa thủ đô Mexico City và thành phố miền trung Queretaro ngay sau khi nó được trao cho một liên minh do Trung Quốc lãnh đạo.
Hai năm sau, một công ty tư nhân Mỹ, XpressWest đã chấm dứt liên doanh với Công ty đường sắt quốc tế Trung Quốc (China Railway InternationalI) trong dự án đường sắt cao tốc Las Vegas – Los Angeles.
XpressWest trích dẫn nguyên nhân vì: “những khó khăn liên quan đến thực thi đúng tiến độ và thách thức đối với Công ty đường sắt quốc tế Trung Quốc trong việc có được giấy phép theo yêu cầu để tiến hành các hoạt động phát triển cần thiết”.
Thời báo Los Angeles Times báo cáo rằng, thách thức lớn nhất có thể là yêu cầu từ chính phủ liên bang Mỹ rằng các tàu cao tốc phải được sản xuất tại Mỹ quốc thì mới đạt được sự chấp thuận của pháp luật.
Theo SouthChinaMorningPost,
Chân Hồ
Xem thêm:
Từ khóa đường sắt cao tốc kinh tế Trung quốc Công ty Trung Quốc đầu tư công