Trung tâm thương mại (TTTM) Saigon Square vốn nổi tiếng là nơi mua sắm nhộn nhịp lâu đời ở TP.HCM, vừa bị Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra và thu giữ hàng ngàn túi xách, quần áo, ví cầm tay,… “nhái” các thương hiệu lớn như: Chanel, Gucci, Dior, Louis Vuitton, Hermès, Burberry, v.v…
Theo truyền thông trong nước, đầu tháng 11, Tổng cục QLTT tổ chức kiểm tra và thu giữ những sản phẩm thời trang “đạo nhái” các thương hiệu lớn, không rõ nguồn gốc của các tiểu thương ở TTTM Saigon Square (Quận 1, TP.HCM).
Tổng cục QLTT cho biết trung tâm này là “điểm nóng” của việc buôn bán hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc,… Do vậy, vào chiều ngày 1/11, cơ quan này kết hợp cùng các lực lượng chính quyền ở TP.HCM đã tiến hành kiểm tra các gian hàng tại Saigon Square.
Khi đoàn kiểm tra xuất hiện, những người bán ở đây đã nhanh chóng thu dọn hàng hóa, đóng cửa hàng để né tránh bị kiểm tra.
Toàn bộ số lượng hàng hóa vi phạm được chuyển về kho tang vật của cơ quan QLTT để tạm giữ cũng như tiếp tục điều tra. Do số lượng lớn nên đến sáng ngày 2/11, cơ quan chức năng TP.HCM chưa thể thống kế đầy đủ số lượng, chủng loại.
Đến ngày 3/11, Tổng cục QLTT cho biết lực lượng chức năng tiếp tục đưa thêm người đến kiểm tra và thống kê số lượng hàng hóa tại đây.
Theo ghi nhận thời điểm hôm 3/11, trước sự kiểm tra của cơ quan chức năng, hàng loạt cửa hàng tại đây chọn cách đóng cửa, nhiều tiểu thương vắng mặt, hoặc có mặt nhưng chủ yếu để thăm dò tình hình, chưa dám mở bán lại.
Đoàn kiểm tra của Tổng cục QLTT cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra các địa điểm khác có nhiều dấu hiệu của việc mua bán hàng giả, hàng nhái.
Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Văn phòng Tài sản Trí tuệ và Bất động sản EU (vào năm 2019), trái với sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu, thị trường thương mại hàng giả, hàng nhái vẫn tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua và chiếm tới 3,3% giá trị thương mại toàn cầu.
Theo đó, giày dép, quần áo, đồ da hàng hiệu và các thiết bị công nghệ là những mặt hàng dễ bị làm giả nhất. Phần lớn trong số chúng, khoảng trên 70% có nguồn gốc từ Hồng Kông và Trung Quốc.
Giá trị hàng giả nhập khẩu ước tính khoảng 509 tỷ USD, tăng từ 461 tỷ USD của năm 2013, con số khổng lồ này còn chưa tính đến lượng hàng giả được sản xuất và tiêu thụ nội địa, hoặc được bán qua Internet.
Tập đoàn đa quốc gia LVMH của Pháp, công ty mẹ sở hữu các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng toàn cầu như: Celine, Dior, Givenchy và Louis Vuitton công bố báo cáo doanh thu khoảng 53 tỷ USD vào năm 2018, khá khiêm tốn so với giá trị thị trường của các phiên bản ‘”nhái” tương đương.
Việc buôn bán hàng giả ảnh hưởmg lớn đến doanh thu từ các doanh nghiệp kinh doanh chính hãng và nguồn thu của Chính phủ.
Theo Báo cáo của tổ chức Better Business Bureau, việc làm giả và vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ từ 200 – 250 tỷ USD. Gần 24% trong số 590 tỷ USD hàng giả bị thu giữ thuộc quyền sở hữu trí tuệ do các tập đoàn Mỹ nắm giữ.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 91,1 tỷ USD (tăng hơn 12% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng tới 33,1% trong tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…