WeChat và AliExpress nằm trong danh sách thị trường hàng giả khét tiếng
- Lâm Nghiên
- •
Ngày 17/02, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách thường niên mới nhất về “Những thị trường hàng giả khét tiếng” (Notorious Markets List). Nền tảng thông tin WeChat và sàn giao dịch trực tuyến AliExpress của Alibaba cũng nằm trong danh sách này.
Đây là danh sách các thị trường liên quan đến hàng giả và vi phạm bản quyền, là một danh sách tổng hợp hàng năm về những bên lạm dụng và làm giả quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Đánh giá danh sách thường niên “Các thị trường hàng giá khét tiếng” năm 2021 đã xác định 42 chợ trực tuyến và 35 chợ truyền thống tham gia hoặc tạo điều kiện cho hành vi giả mạo nhãn hiệu hoặc ăn cắp bản quyền.
USTR cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm: “(Danh sách) này bao gồm nhận dạng đầu tiên của hệ sinh thái thương mại điện tử AliExpress và WeChat, hai chợ trực tuyến quan trọng của Trung Quốc đã thúc đẩy lượng lớn hành vi làm giả nhãn hiệu.”
Pinduoduo, một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đã được thêm vào danh sách lần đầu tiên vào năm 2019. Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của Trung Quốc như Taobao của Alibaba, dịch vụ lưu trữ đám mây Baidu Netdisk và Dunhuang.com cũng vẫn có tên trong danh sách năm 2021, ngoài ra còn bao gồm 9 chợ truyền thống trên lãnh thổ Trung Quốc nổi tiếng với sản xuất, cửa hàng bán lẻ và bán hàng giả.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết trong một tuyên bố: “Buôn bán hàng giả và hàng nhái trên toàn cầu làm suy yếu sự đổi mới và sáng tạo quan trọng của Mỹ, gây hại cho người lao động Mỹ.” “Việc buôn bán bất hợp pháp này cũng làm gia tăng các hoạt động bóc lột sức lao động đối với những công nhân tham gia sản xuất hàng giả, hàng giả có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng và người lao động trên khắp thế giới.”
Trung Quốc là nguồn hàng giả lớn nhất
Mỹ và Trung Quốc vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng thương mại trong nhiều năm về các vấn đề như thuế quan, công nghệ và sở hữu trí tuệ.
Báo cáo của USTR hôm 17/2 đã liệt kê Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng giả lớn nhất bị Hải quan và cơ quan Bảo vệ Biên giới Mỹ kiểm tra thu giữ, cũng là nước có số lượng các sản phẩm từ lao động cưỡng bức lớn nhất, bao gồm cả lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ.
Theo báo cáo dài 56 trang này, hàng may mặc, đồ điện tử, giày dép và phụ kiện thời trang đứng đầu danh sách hàng giả bị Hải quan Mỹ thu giữ, trong đó chủ yếu là hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc hoặc qua Hồng Kông chiếm 79% tổng số lượng hàng giả bị thu giữ tại hải quan Mỹ và chiếm 83% tổng giá trị.
Báo cáo cho biết, mặc dù do doanh số bán hàng giả trực tuyến tăng trưởng, số lượng khách ở một số chợ truyền thống ở Trung Quốc giảm, nhưng những người bán hàng giả hiện nay thường xuyên sử dụng cửa hàng truyền thống của họ làm đầu mối liên hệ với khách hàng trước khi hoàn tất việc bán hàng trực tuyến.
Kết quả là, thị trường hàng giá khét tiếng chính vẫn là trung tâm chính của hoạt động buôn bán hàng giả ở các thành phố lớn của Trung Quốc, báo cáo kết luận. Mặc dù ở một số nơi đã có các cuộc đột kích và niêm phong kiểm tra những khu chợ như thế này, nhưng người bán đã thay đổi chiến thuật, chẳng hạn như giảm hàng tồn kho tại chỗ và cung cấp nhiều hơn nữa các sản phẩm giả trực tuyến. Nhiều thị trường nằm trong danh sách các thị trường hàng giá khét tiếng năm nay vẫn tái phạm, điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác thực thi luật pháp của chính quyền Trung Quốc cho đến nay.
Báo cáo nói, “USTR khuyến khích Trung Quốc thực hiện và mở rộng các hành động thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ trên toàn quốc, để tấn công việc buôn bán một cách rộng rãi các sản phẩm giả mạo trên lãnh thổ của mình một cách hiệu quả hơn.”
WeChat và các chợ truyền thống khác của Trung Quốc trong danh sách Thị trường hàng giá khét tiếng
USTR cho biết, Weixin (phiên bản WeChat dành cho Trung Quốc) được coi là một trong những nền tảng hàng giả lớn nhất ở Trung Quốc, năm 2021, Wechat có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động toàn cầu. USTR cũng cho biết hệ thống thương mại điện tử chạy trên WeChat là mối quan tâm đặc biệt, những thiếu sót trong quá trình kiểm tra người bán trên WeChat là một vấn đề lớn.
Chợ truyền thống ở Trung Quốc trong danh sách bao gồm:
Chợ An Phúc (Anfu Market), thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến.
Chợ quần áo và quà tặng Tân Dương Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Xinyang Clothing & Gifts Plaza) ở Thượng Hải.
Một số chợ bán buôn hàng may mặc và chợ đồng hồ gần đường Trạm Tây (Kindo and Zhanxi Garment Wholesale Markets and Southern Watch Trading Center), thuộc thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông.
Quận Trừng Hải, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Theo báo cáo, những người có quyền lợi đã phản ánh, quận Trừng Hải nổi tiếng với các nhà máy không chỉ sản xuất đồ chơi giả và hàng tiêu dùng khác, mà còn có các phòng trưng bày liên kết để thúc đẩy bán hàng. Theo báo cáo, do sự khép kín của khu vực này, tín chất ngành nghề ở khu vực này, cho đến mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp với cơ quan hành chính, thi hành án hình sự, cho nên nên dẫn đến khó khăn trong việc thực thi pháp luật liên quan.
Chợ điện tử Hoa Cường Bắc ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.
Chợ La Hồ (Luohu Market) thuộc thành phố Thâm Quyến. Đây là khu mua sắm nổi tiếng nằm cạnh cảng La Hồ, thuộc giao giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông. Những người có quyền lợi phản ánh rằng vị trí và quy mô của nó khiến nó trở thành một điểm đến phổ biến cho khách du lịch và khách du lịch xuyên biên giới. Theo báo cáo, một nửa số hàng hóa ở chợ này là hàng giả hoặc hàng nhái.
Chợ Tú Thủy (Silk market) ở Bắc Kinh. Chợ này đã lọt vào danh sách những chợ tiếng xấu từ năm 2011.
Chợ Ngũ Ái ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Đây là chợ lớn nhất ở đông bắc Trung Quốc và là trung tâm buôn bán giày dép, túi xách và quần áo giả của toàn bộ vùng này.
Thành phố Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô, thuộc Thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang. Theo USTR, đây là chợ của các mặt hàng nhỏ lớn nhất thế giới.
Danh sách các thị trường hàng giá khét tiếng của USTR là phần phụ của Báo cáo điều tra đặc biệt 301. Báo cáo này là bản đánh giá hàng năm về tình hình thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên khắp thế giới.
Danh sách Thị trường hàng giá khét tiếng được USTR xác định lần đầu tiên vào năm 2006 trong Báo cáo Đặc biệt 301 của mình. Kể từ tháng 2/2011, USTR đã công bố danh sách các thị trường hàng giá khét tiếng tách biệt biệt khỏi Báo cáo Đặc biệt 301 hàng năm, mục đích là nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời giúp các nhà điều hành thị trường và chính phủ ưu tiên các nỗ lực thực thi pháp luật để bảo vệ tài sản trí tuệ, các doanh nghiệp và người lao động của Mỹ.
Theo Lâm Nghiên, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa hàng giả Thị trường Trung Quốc hàng nhái hàng nhái Trung Quốc