Như dự kiến, Trung Quốc đã chặn yêu cầu đầu tiên của Úc về việc thành lập một ban hội thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều tra các mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Bắc Kinh áp lên hàng nhập khẩu lúa mạch của Úc.
Trung Quốc đã áp đặt mức thuế 80,5% đối với lúa mạch của Úc vào tháng 5 sau khi kết thúc cuộc điều tra kéo dài 18 tháng. Sau đó, Canberra đã nộp đơn khiếu nại lên WTO vào tháng 11.
Theo một quan chức thương mại ở Geneva, Úc cho biết tại cuộc họp hôm thứ Tư (28/4) của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO rằng các biện pháp của Trung Quốc là “không phù hợp” với các quy định của WTO về việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, đồng thời khẳng định rằng “không có bước đi cụ thể” nào được thực hiện để trả lời các mối bận tâm của Úc.
Trung Quốc trả lời rằng họ không thể đồng ý với yêu cầu “hấp tấp” [về tổ chức một cuộc điều tra sơ bộ] của Úc, vì Bắc Kinh đã tham gia vào các cuộc đàm phán “mang tính xây dựng và thiện chí” với Canberra cả trong và sau các cuộc tham vấn của WTO.
Trung Quốc cũng khẳng định rằng các cơ quan chức năng của họ đã tiến hành cuộc điều tra một cách công bằng, kỹ lưỡng và minh bạch [trước khi áp thuế].
Động thái từ Trung Quốc đã được dự kiến, mặc dù nó chỉ có tác dụng nhằm trì hoãn quá trình. Một ban hội thẩm gần như chắc chắn sẽ được thành lập tại cuộc họp tiếp theo của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vào tháng Năm.
Mức thuế 80,5% của Trung Quốc bao gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp hoặc chống trợ cấp là 6,9%, khiến xuất khẩu lúa mạch của Úc trở nên không thể cạnh tranh ở Trung Quốc.
Úc trước đó tuyên bố rằng Trung Quốc đã vi phạm các quy định của WTO 26 lần trong cuộc điều tra chống bán phá giá, bao gồm cả việc sử dụng không đúng dữ liệu bán hàng của nước bên thứ ba để biện minh rằng Úc đã bán phá giá lúa mạch giá rẻ.
Tuần trước đánh dấu một năm căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Úc, bắt đầu từ việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc của đại dịch virus Vũ Hán. Bắc Kinh sau đó đã trả đũa bằng cách nhắm vào một số mặt hàng xuất khẩu của Úc bao gồm thịt bò, rượu vang, tôm hùm và than.
Vào tháng 3, Trung Quốc cũng đã áp thuế chống bán phá giá từ 116,2% đến 218,4% đối với rượu vang Úc đựng trong các thùng chứa từ hai lít trở xuống.
Xuất khẩu rượu vang của Úc sang Trung Quốc gần như dừng lại hoàn toàn kể từ khi thuế được áp đặt.
Giá trị của các lô hàng trong ba tháng đầu năm đã giảm mạnh xuống chỉ còn 12 triệu đô la Úc (9,3 triệu đô la Mỹ) từ 325 triệu đô la Úc cùng kỳ năm trước đó, Wine Australia cho biết hôm thứ Năm. Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của Úc.
Thanh Thủy (theo SCMP)
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…