Lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 8 tăng thêm 86.475 tỷ đồng so với tháng 7. Trung bình trong tháng 8, mỗi ngày người dân gửi vào ngân hàng khoảng gần 2.900 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với mức bình quân của tháng trước đó, chỉ ở mức 700 tỷ đồng/ngày.
Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến hết tháng 8/2024 đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.
Riêng trong tháng 8, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng thêm 86.475 tỷ đồng. Nếu tính bình quân theo ngày, trong tháng 8, mỗi ngày người dân gửi vào ngân hàng gần 2.900 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, lượng tiền gửi tại các ngân hàng đạt hơn 6,8 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm trước.
Tuy nhiên, từ tháng 6 đến tháng 8, tiền gửi của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đang có xu hướng quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Tính chung tổng lượng tiền gửi tiết kiệm của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đến cuối tháng 8 đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Tại cuộc họp báo thường kỳ về hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tổng tiền gửi tính đến cuối tháng 10 ước đạt 14,5 triệu tỷ đồng.
Lượng tiền tiết kiệm được người dân gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay bất chấp mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp.
Lý giải cho thực tế này, các chuyên gia cho rằng gửi tiết kiệm vẫn là một kênh trú ẩn an toàn cho tiền nhàn rỗi của người dân trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng…. vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ví dụ với vàng, giá kim loại quý này thời gian qua biến động mạnh đã làm gia tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Như mấy ngày vừa qua, giá vàng thế giới và trong nước liên tục lao dốc khiến nhiều người ôm vàng lo lắng. Còn để tích trữ vàng, người dân thường chỉ mua khi giá vàng ổn định.
Thêm nữa, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách bán vàng bình ổn, việc mua bán vàng không còn dễ dàng như trước. Không phải cứ có tiền là có thể mua được vàng.
Còn kênh chứng khoán thì không phải ai cũng am hiểu, mà đầu tư theo phong trào thường rất rủi ro.
Đối với kênh bất động sản, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản tăng liên tục với tốc độ chóng mặt nên các nhà đầu tư cũng không dám mạo hiểm xuống tiền.
Ukraine tuyên bố vẫn “tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân”,…
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 đã phạt hãng công nghệ Meta 797,72 triệu…
Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk hát bài "God Bless…
HĐND tỉnh Kiên Giang vừa chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng 57,72…
Vậy Natalie Harp là ai? Cô ấy đã trở thành trợ lý quan trọng của…
Người Hồng Kông hy vọng ông Trump có thể thực hiện lời hứa đã đưa…