Kinh Tế

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ: Đàm phán thương mại Mỹ-Việt có kết quả tốt

Trong một tuyên bố vào thứ Năm (ngày 24/4), Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết vào thứ Tư (23/4), Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến hiệu quả với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, thảo luận về quan hệ thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer đến gặp Thượng nghị sĩ Bill Cassidy tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen vào ngày 10/12/2024 tại Washington, DC. (Ảnh của Kevin Dietsch/ Getty Images)

Cả hai bên đều nhất trí rằng việc hai nước nhanh chóng đạt được tiến triển trong thương mại song phương là rất quan trọng. Trong một tuyên bố, USTR cho biết ông Greer đã thảo luận về các hành động tiếp theo giữa USTR và Bộ Công Thương Việt Nam sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm vào ngày 4/4.

USTR cho biết cả hai bên đều nhất trí rằng điều quan trọng là phải đạt được tiến triển nhanh chóng trong hoạt động thương mại có đi có lại và cân bằng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

USTR cũng nói thêm rằng ông Greer và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo nhóm của mình tiến hành các cuộc đàm phán kỹ thuật trong những ngày tới, để thảo luận về các nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và giải quyết các hoạt động thương mại không công bằng.

Theo Reuters, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn thứ 4 trong số tất cả các đối tác thương mại của mình. Việt Nam là cơ sở sản xuất chính của nhiều công ty phương Tây, có thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái.

Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp thuế quan toàn cầu, trong đó bao gồm mức thuế quan trả đũa 46% đối với Việt Nam. Ngày 9/4, Trump tuyên bố ông sẽ đình chỉ thuế quan đối với các quốc gia khác ngoài Trung Quốc trong 90 ngày, cho phép các quốc gia này đạt được những thỏa thuận thương mại song phương với Hoa Kỳ.

Nhưng Hoa Kỳ vẫn sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với các quốc gia được hoãn trên trong thời gian này. Mức thuế quan trả đũa 46% của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của nước này. Vì Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất, và nguồn đầu tư lớn từ các nhà sản xuất nước ngoài.

Việt Nam là một trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Á và đã trở thành đối tác an ninh ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ trong việc chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dưới áp lực từ Mỹ, Việt Nam đang thắt chặt kiểm soát một số hoạt động thương mại với Trung Quốc, nhằm đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ được dán nhãn “Made in Vietnam” có đủ giá trị gia tăng tại Việt Nam.

Gần đây, Bộ Thương mại đã ban hành một quy định mới nhằm tăng cường trấn áp các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển hàng trái phép sang Hoa Kỳ và các điểm đến khác, nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc “rửa nguồn gốc” thông qua Việt Nam.

Chính quyền Trump cáo buộc các công ty Trung Quốc sử dụng Việt Nam làm trung tâm trung chuyển để trốn thuế quan của Hoa Kỳ. Gần 40% lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc Đại Lục.

Ngoài việc trấn áp tình trạng “rửa nguồn gốc” của các công ty Trung Quốc, hôm thứ Ba (22/4) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam sẽ mua thêm các sản phẩm của Mỹ, bao gồm các sản phẩm quốc phòng, an ninh, và tìm cách đẩy nhanh việc giao máy bay thương mại mà Vietnam Airlines đặt hàng từ Hoa Kỳ.

Ngày 18/4, ông Chính phát biểu rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt, gắn kết độc đáo, khác hẳn với mối quan hệ của Việt Nam với các nước khác.

Chính phủ Việt Nam đã chủ động ban hành nghị định cắt giảm các dòng thuế có thể cắt giảm được đối với Mỹ; giải quyết vướng mắc tại một số dự án và các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trong khuôn khổ pháp luật và theo thỏa thuận giữa Việt Nam với Mỹ; tăng cường mua các mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu và Mỹ có thế mạnh như máy bay… để cân bằng thương mại hai bên.

Bên cạnh các thách thức, Chính phủ Việt Nam cho rằng đây cũng là cơ hội để nước này tái cấu trúc lại động lực xuất khẩu, tái cấu trúc doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đi vào các sản phẩm công nghệ cao, phát triển xanh…

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Công ty con của H&M dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải 1 tỷ USD tại Việt Nam

Tập đoàn SYRE, công ty con của Tập đoàn may mặc H&M dự kiến đầu…

3 giờ ago

Vì chiến tranh thương mại, thêm một công ty cân nhắc lại kế hoạch chia cổ tức

Thuế quan tác động trực tiếp tới môi trường thu hút đầu tư, ảnh hưởng…

4 giờ ago

118 người Trung Quốc đến TP.HCM tham gia diễu binh

Quân đội Trung Quốc đã đến Việt Nam vào trưa 25/4, cùng quân đội Lào,…

5 giờ ago

Sự kỳ diệu của hôn nhân trong thế giới tâm linh và sự thiêng liêng

Sự đồng hành trong đời sống tâm linh cùng niềm tin rằng hôn nhân là…

5 giờ ago

Trung Quốc dự tính miễn thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu “không thể thay thế” từ Hoa Kỳ

Theo hãng tin Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc đang tập hợp các mặt hàng…

5 giờ ago

Hé lộ món quà ông Putin tặng ông Trump

CNN vừa công bố hình ảnh bức chân dung mà Tổng thống Nga Vladimir Putin…

7 giờ ago