VASEP: Doanh nghiệp tốn đến 400 triệu đồng để xuất khẩu 1 container sang Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), chi phí tăng cao đang làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó 1 container loại 40 feet để xuất đi Mỹ mất bình quân 400 triệu đồng. Đồng thời, giá xăng dầu tăng cao cũng khiến nhiều tàu đánh bắt cá ngừng hoạt động dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào không đủ chế biến.

VASEP cho biết giá xăng dầu tăng cao khiến tàu cá nằm bờ nhiều, dẫn đến doanh nghiệp chế biến thiếu hụt nguyên liệu chế biến. (Ảnh: Trí Thức VN)

Tại công văn mới đây gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VASEP cho biết lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng cuối năm có nhiều thách thức. Trong đó, các doanh nghiệp thủy sản đang gánh nhiều khoản chi phí đẩy giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng.

Từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do như: “tắc cảng” vì COVID-19, giá nhiên liệu xăng dầu tăng,… việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng 4-5 lần.

Tại thời điểm tháng 6/2022, để doanh nghiệp xuất được một container (cont) 40 feet qua bờ Đông nước Mỹ (Florida), giá cước đã lên đến khoảng 16.400 USD/cont, tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh đến TP.HCM (chiếm tỷ lệ hơn 60%), trung bình doanh nghiệp xuất khẩu tốn bình quân 400 – 410 triệu đồng/cont.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu trải qua hơn chục lần tăng giá từ đầu năm đã làm giảm tỷ lệ tàu khai thác hải sản. Đơn cử như theo thống kê của cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa), cho tới tháng 7/2022, đã có hơn 90% tàu đánh bắt không được hỗ trợ xăng dầu đã ngưng hoạt động. Sản lượng hải sản cập cảng cũng giảm từ 30-40%, chủ yếu từ các tàu đánh bắt ngắn ngày.

Do vậy, các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến. Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước tăng cũng đẩy chi phí vận chuyển đường bộ, logistics tăng từ 10-20% so với trước.

Một thách thức khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục Chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận.

Tính tới tháng 6/2022, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam. Vì vậy, VASEP đề nghị Nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

27 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

59 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago