Với 8 “rào cản”, Mobile Money liệu có thành công sau 2 năm thí điểm?

Tiền di động (Mobile Money) là dịch vụ thanh toán bằng tài khoản gắn với SIM điện thoại, không cần đảm bảo bằng tài khoản ngân hàng.

Một người mua hàng đang quét mã QR để thanh toán qua điện thoại, tại tỉnh Banten, Indonesia, tháng 10/2020. (Ảnh minh họa: Toto Santiko Budi/Shutterstock)

Dịch vụ này được thúc đẩy với đặc tính người không có tài khoản ngân hàng cũng có thể thanh toán điện tử. Với Quyết định 316/QĐ-TTG ngày 09/3/2020 của Thủ tướng Chính Phủ, Việt Nam đã cho dịch vụ này được thí điểm trong 2 năm; thời hạn được tính kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.

Theo quyết định trên, giới chức Việt Nam công bố mục tiêu của chương trình thí điểm là mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Dịch vụ này được xác nhận có thị trường rộng lớn tại Việt Nam, với 132,52 triệu thuê bao di động đang hoạt động tính đến hết năm 2020, theo một thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông). Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn trong ngành viễn thông như Viettel, VNPT, Mobiphone đã chuẩn bị và sẵn sàng cho sân chơi mới này từ trước thời điểm Thủ tướng phê duyệt triển khai thí điểm.

Với đặc tính tiện ích và cơ sở khách hàng tiềm năng dồi dào như vậy, phải chăng Mobile Money sẽ “tiến tốc” qua 2 năm thí điểm và người tiêu dùng không còn bất cứ trở ngại nào đối với loại hình dịch vụ này?

1. Mobile Money có điểm trừ so với Ví điện tử

Ngoài lợi thế không cần tài khoản Ngân hàng và tận dụng được mạng lưới các điểm kinh doanh sẵn có và phủ khắp cả nước của các Doanh nghiệp Viễn thông thì hiện tại Mobile Money thực sự chưa có nhiều ưu điểm hơn ví điện tử.

Cụ thể, hạn mức chỉ 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng các giao dịch gồm rút tiền, chuyển tiền và thanh toán trong 2 năm thí điểm của Mobile Money là quá nhỏ so với hạn mức giao dịch 100 triệu đồng/tháng/tài khoản của Ví điện tử.

Với hạn mức nhỏ như vậy, Mobile Money rất khó đáp ứng nhu cầu chi tiêu tại thành thị và cũng khó lòng trở thành kênh thanh toán hàng nông sản hay kênh chuyển tiền nhanh gọn cho bạn bè, người thân tại các vùng nông thôn, miền núi.

2. Nhà mạng cần đào tạo đồng bộ đội ngũ nhân sự trước khi kinh doanh dịch vụ tài chính Mobile Money

Tại các vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu tuyển dụng đội ngũ nhân sự sinh sống tại địa phương vốn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với sự phát triển của công nghệ mới. Do đó, bài toán về đào tạo đồng bộ hóa và chuyên nghiệp hóa cho toàn bộ nhân sự trước khi kinh doanh Mobile Money sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông phải đầu tư thời gian, nhân lực và chi phí để giải quyết.

3. Cần thời gian để phổ cập và hình thành thói quen tiêu dùng mới

Tiêu dùng bằng tiền mặt đã trở thành thói quen của hầu hết người dân Việt Nam. Do đó, việc phổ cập thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cùng với việc phải trả thêm một khoản phí dịch vụ cũng là một khó khăn đặt ra trước mắt cho các Nhà mạng, đặc biệt là đối với những Người tiêu dùng lớn tuổi hoặc có mức thu nhập không cao.

4. Đòi hỏi thời gian xử lý giao dịch tức thì

Một trong những thách thức lớn nhất của thanh toán không dùng tiền mặt đó là đòi hỏi giao dịch thanh toán, chuyển tiền phải được xử lý “real-time” (trong thời gian thực) để không tiêu tốn thời gian hơn sử dụng tiền mặt. Chướng ngại này không chỉ đặt ra bài toán về phát triển công nghệ thông tin mà còn đòi hỏi Nhà mạng cần đầu tư xây dựng thêm các cột trụ phát sóng để người dân có thể sử dụng Mobile Money.

5. Chi phí cho quản lý, vận chuyển tiền mặt và rủi ro về mất mát tài sản

Nhà mạng cần đầu tư hệ thống két sắt, bảo vệ, xe vận chuyển tiền và bố trí vị trí quầy giao dịch tương tự như Ngân hàng để đảm bảo an toàn cho cả tiền và nhân viên vận chuyển tiền. Thời gian gần đây, các vụ cướp ngân hàng có chiều hướng gia tăng nên vấn đề đảm bảo an toàn cho tài sản và nhân viên, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi cũng là một vấn đề trọng yếu cần giải quyết khi các Nhà mạng lấn sân sang dịch vụ tài chính.

6. Thách thức an ninh mạng trước sự tấn công của hacker

Theo kết quả của chương trình đánh giá an ninh mạng do BKAV thực hiện, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam trong năm 2020 đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỷ USD tương đương 23.900 tỷ đồng. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp viễn thông vốn chưa có hệ thống CNTT đảm bảo an toàn giao dịch cao cũng như bề dày kinh nghiệm đối phó tin tặc như Ngân hàng.

7. Cần có phương thức hỗ trợ khách hàng sử dụng Mobile Money

Song song với việc áp dụng phương thức bảo mật và xác thực giao dịch, các doanh nghiệp viễn thông còn cần xây dựng và triển khai các phương thức hỗ trợ khách hàng khi giao dịch bị lỗi, chuyển nhầm hay các sự cố khác phát sinh trong quá trình sử dụng Mobile Money.

8. Nghĩa vụ tuân thủ Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Chống tài trợ khủng bố

Việt Nam vẫn là quốc gia thuộc danh sách xếp hạng rủi ro cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông càng phải chú trọng hơn nữa đối với công tác phòng, chống loại tội phạm này.

Bước đầu tiên là cần đảm bảo thực hiện nhận biết khách hàng (KYC) một cách chính xác. Gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc giả mạo giấy tờ tùy thân để thực hiện vay vốn các Tổ chức tín dụng bị phát hiện. Các Nhà mạng cần hết sức lưu ý trong khâu xác thực, định danh khách hàng. Đặc biệt khi sử dụng công nghệ mới để nhận biết khách hàng (eKYC) thì bài toán xác định giấy tờ tùy thân thông qua ảnh chụp hoặc video đảm bảo có phải là giấy tờ thật hay không lại càng trở nên hóc búa hơn nữa.

Thêm vào đó, việc không hạn chế hạn mức nạp tiền, nhận tiền vào tài khoản Mobile Money sẽ tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền. Tội phạm có thể lợi dụng Mobile Money để chuyển tiền mặt thành tiền trong tài khoản viễn thông mà không cần chứng minh nguồn gốc như khi nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, rồi từ đó chuyển sang tài khoản ngân hàng và trở thành “tiền sạch”. Vậy các doanh nghiệp viễn thông sẽ sử dụng những biện pháp nào để phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố một cách hiệu quả?

Ánh Dương

Xem thêm:

Thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, người dân TQ sẽ bị kiểm soát hoàn toàn?

Ánh Dương

Published by
Ánh Dương

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

23 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

40 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

49 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

54 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago