Xuất nhập khẩu giảm hơn 56 tỷ USD, thu ngân sách của Việt Nam giảm hơn 19%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lũy kế 6 tháng đầu năm giảm 56,5 tỷ USD (giảm 15%) so với cùng kỳ năm trước. Kéo theo thu ngân sách từ hoạt động này giảm hơn 19%.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cảng biển TP.HCM thêm khó khi chịu thêm phí cảng biển từ ngày 1/4/2022. (Ảnh: Igor Grochev/Shutterstock)

Tổng cục Hải quan cho biết số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 183.744 tỷ đồng, giảm gần 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là do tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lũy kế 6 tháng đầu năm ước đạt 316,6 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 56,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 164,4 tỷ USD, giảm 12,1% (tương ứng giảm 22,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022 và trị giá nhập khẩu ước đạt gần 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% (tương ứng giảm 33,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6 năm 2023 ước tính thặng dư chỉ gần 2,6 tỷ USD.

Tình hình xuất khẩu liên tục giảm từ cuối năm 2022 đến nay khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.

Công ty TNHH PouYuen Việt Nam – doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn nhất ở TP.HCM vừa tiếp tục thông báo dự kiến cắt giảm thêm hơn 5.700 lao động trong tháng 6 và 7.

Trước đó, vào tháng 2/2023, công ty này cũng đã cắt giảm hơn 2.300 lao động.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết ngành này đang trải qua thời kỳ khó khăn hơn cả giai đoạn COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán).

Từ quý cuối 2022 đến nay, các doanh nghiệp dệt may phần lớn chỉ nhận đơn hàng nhỏ lẻ. “Có những đơn vị hàng nghìn lao động chỉ nhận được đơn vài trăm hoặc nghìn chiếc áo, song vẫn phải làm để có việc. Điều này chưa từng xảy ra trước đây, ngay cả khi đỉnh dịch”, ông Hiếu cho hay, báo Vnexpress dẫn lời.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các doanh nghiệp , Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam,… đều thừa nhận chi phí sản xuất của Việt Nam đang tăng cao hơn.

Ngoài ra, các thị trường lớn đang mở rộng các loại tiêu chuẩn về năng lượng, bảo vệ môi trường như: ESG, LEED,…

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), cho hay Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa các tiêu chuẩn này vào luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Cơ chế này hiện chỉ mới áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro; sau đó sẽ áp dụng mở rộng với các hàng hóa khác.

Và thông thường sau khi EU thực hiện thì Mỹ và Nhật Bản cũng áp dụng. Đây đều là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nên bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn tiếp tục xuất hàng sang các thị trường lớn.

Trọng Minh

Trọng Minh

Published by
Trọng Minh

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

15 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

33 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

39 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

50 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

54 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

54 phút ago