Xuất siêu cao kỷ lục 6,3 tỷ USD, chủ yếu đến từ khu vực FDI

Tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn đà nhập khẩu đã giúp Việt Nam đạt được mức xuất siêu 6,3 tỷ USD sau 9 tháng, đánh dấu mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó. Mặc dù vậy, kết quả trên vẫn chủ yếu đến từ khu vực FDI.

Xuất siêu chủ yếu được hỗ trợ bởi khu vực FDI. (Ảnh: Công ty CP Cảng Cát Lái)

Xuất siêu đến từ khu vực FDI

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 352,6 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng 42,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017 và vượt mức kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2016 (351,4 tỷ USD). Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 179,5 tỷ USD, tăng 16% và nhập khẩu đạt 173,1 tỷ USD, tăng gần 12%.

Do tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn so với đà nhập khẩu nên cán cân thương mại hàng hóa trong tháng Chín thặng dư 1,6 tỷ USD. Kết quả thực hiện này đã làm tăng mức xuất siêu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 lên con số kỷ lục là 6,3 tỷ USD.

So sánh cán cân xuất nhập khẩu 9 tháng qua các năm. (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Đóng góp vào kết quả trên là khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực này đạt 230,4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu của khu vực FDI trong 9 tháng đạt 126,6 tỷ USD, chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 16%; nhập khẩu đạt 103,8 tỷ USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 12%. Như vậy, khối FDI đã xuất siêu lên tới 22,8 tỷ USD sau 9 tháng.

Mỹ và EU có vai trò quan trọng

Về thị trường, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Mỹ với hơn 35 tỷ USD, tăng 13% và chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu; kế đến là khu vực châu Âu với 31,2 tỷ USD (chiếm 17%) và Trung Quốc xếp thứ ba với 28,8 tỷ USD, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 16% tổng kim ngạch.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường cung cấp nhiều hàng hóa vào Việt Nam nhất với 47,3 tỷ USD, tăng 13% và chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; tiếp sau đó là Hàn Quốc với 35,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2% và chiếm 20% tổng kim ngạch. Nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN cũng có dấu hiệu tăng mạnh với 23,2 tỷ USD, tăng 13% và cao hơn gấp 1,3 lần lượng hàng hóa Việt Nam xuất sang khu vực này.

Về tổng thể, hai thị trường Mỹ và EU tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thương mại của Việt Nam khi đóng góp tới gần 50 tỷ USD thặng dư thương mại sau 9 tháng. Trong khi đó, mặc dù tốc độ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đã có nhiều cải thiện, song thâm hụt thương mại đối với thị trường này vẫn ở mức cao (-18,45 tỷ USD), cùng với Hàn Quốc (-21,62 tỷ USD) vẫn là hai thị trường Việt Nam bị thâm hụt thương mại lớn nhất.

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

6 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

23 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

56 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 giờ ago