Chuyên gia: Đọc tin tức quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Internet và điện thoại di động cung cấp tin tức 24 giờ/ngày. Đọc tin tức đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của con người. Nhưng nếu hình thành thói quen “tiêu thụ tin tức quá mức” có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi người.

Nếu mọi người hình thành thói quen “tiêu thụ tin tức quá mức” có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Nguồn: NassornSnitwong/ Shutterstock)

Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Gallup and Knight, 81% người Mỹ tin rằng tin tức rất quan trọng đối với nền dân chủ. Nhưng trong một báo cáo khác của Viện Reuters và Đại học Oxford năm 2022, cho thấy 42% người Mỹ “đôi khi hoặc thường chủ động tránh tin tức”. Gần một nửa số người được khảo sát nói họ cảm thấy tin tức có tác động tiêu cực đến tâm trạng của mình.

Giải phóng bản thân khỏi những tin tức tiêu cực

Tiến sĩ Joaquim Radua, một bác sĩ tâm thần ở thành phố Barcelona, Tây Ba Nha, ​​đã dành 1 năm, để nghiên cứu cách mọi người quản lý sự lo lắng và trầm cảm của họ trong thời kỳ cao điểm của đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Họ đã tìm ra một trong những cách hiệu quả nhất là nghỉ ngơi trước hàng loạt tin tức tiêu cực.

Phân tích này xem xét liệu những người tham gia có tiền sử lo lắng hoặc trầm cảm hay không. Nghiên cứu cho thấy những người tránh tin tức căng thẳng “quá nhiều” ít có triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm hơn.

Cách tốt nhất để giảm mức độ lo lắng và trầm cảm là tránh xem “quá nhiều tin tức”, ông Radua nói với CBS News.

Cẩn thận khi rơi vào chế độ “tiêu thụ tin tức có vấn đề”

“Tiêu thụ tin tức có vấn đề” là gì? Các nhà nghiên cứu mô tả những cá nhân này là những người thường xuyên quan tâm đến tin tức và các sự kiện căng thẳng, kiểm tra tin tức một cách cưỡng chế, và việc tiêu thụ tin tức đã làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của họ.

Vào tháng Tám, Đại học Công nghệ Texas đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với những người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu đã khảo sát 1.100 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, trong đó 51,3% là nữ, 83,4% là người da trắng, 10% là người da đen, 5,2% là người gốc Á, 8,9% là người gốc Tây Ban Nha. Độ tuổi trung bình là 40,5 tuổi, trình độ học vấn trung bình là tốt nghiệp đại học, và thu nhập trung bình của gia đình là khoảng 60.000 – 75.000USD.

Nghiên cứu cũng cho thấy 16,5% số người tham gia có dấu hiệu “tiêu thụ tin tức có vấn đề” nghiêm trọng. Những người này thường quá mải mê với những câu chuyện thời sự, đến nỗi chúng chiếm lấy tâm trí của họ, làm gián đoạn thời gian dành cho gia đình và bạn bè, khiến họ khó tập trung vào học tập hay công việc, dễ cáu gắt và rối loạn giấc ngủ.

Gần 73,6% những người “tiêu thụ tin tức có vấn đề” nghiêm trọng từng bị bệnh tâm thần “khá nặng” hoặc “rất nặng”. Chỉ 8% trong số tất cả những người tham gia từng trải qua một căn bệnh tâm thần. Hơn 61% những người nghiện tin tức phải trải qua sự khó chịu “đáng kể” về thể chất, so với 6% của những nhóm khác.

Quản lý thời gian và xây dựng mối quan hệ cùng lành mạnh hơn với tin tức

Nếu bạn phải lướt web để tìm kiếm tin tức, hãy cân nhắc chọn một vài trang web phù hợp nhất với mình, thay vì đắm mình trong biển web và phương tiện truyền thông xã hội, và vô tình tiêu hao quá nhiều thời gian.

Bà Heather Sequiera, thành viên của Hiệp hội Tâm lý Anh, nói với hãng tin Medical News Today (MNT) rằng một cách để đối phó với việc tiêu thụ tin tức quá mức là hạn chế tần suất truy cập tin tức.

Bà Sequiera khuyên mọi người nên nghĩ tới việc tắt tất cả các kênh thông tin, hoặc phương tiện truyền thông trong 3 hoặc 4 ngày, và xem liệu điều đó có thay đổi tâm trạng và suy nghĩ của mình hay không. Sau đó, hãy thử làm những việc khác thay thế, như đi dạo với một người bạn hoặc đọc sách.

“Mọi người không thể ngừng chú ý đến tin tức, nhưng chúng tôi muốn mọi người có mối quan hệ lành mạnh hơn với nó”, Tiến sĩ Bryan McLaughlin, tác giả chính của nghiên cứu do Đại học Công nghệ Texas thực hiện, nói với MNT.

Ưu tiên đọc trên các phương tiện in có thể mang lại cảm giác khỏe mạnh hơn cho chính bạn. Cách bố trí và thiết kế của giấy có thể mang lại cho người đọc cảm giác về vẻ đẹp tổng thể, cho phép người đọc có được trải nghiệm đọc tốt hơn.

Theo các nghiên cứu thử nghiệm và báo cáo người tiêu dùng, việc đọc sách điện tử rất khó để mọi người đánh giá đầy đủ về cảm xúc, định hướng và các trải nghiệm khác như việc đọc trên giấy mang lại, và thường dễ gây nhiễu loạn thông tin.

Sử dụng mạng xã hội quá mức cũng tương đương với nghiện ma túy. TikTok đã được ví như ma tuý đá phiên bản kỹ thuật số (digital cocaine crack) vì nhiều lý do. Nó gây nghiện một cách nguy hiểm.

Ứng dụng này gây ra nhiều vấn đề đến nỗi gần đây các nhà khoa học đã đặt phải ra thuật ngữ “TikTok addiction (nghiện TikTok)”. Người dùng không chỉ sử dụng TikTok mà họ còn trở nên phụ thuộc vào nó.

Từ năm 2019 – 2021, TikTok đã tăng hơn gấp đôi số lượng người dùng trên toàn thế giới (từ 291,4 triệu lên 655,9 triệu). Ít nhất có khoảng 80 triệu người Mỹ sử dụng TikTok, chiếm gần 1/4 dân số. Thêm vào đó, 57% người dùng TikTok là nữ, hầu hết trong số họ là thanh thiếu niên.

Các ấn phẩm in ấn không tạo ra các triệu chứng nghiện như truyền thông xã hội và đọc điện thoại di động.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago