Chúng ta tiếp xúc với ngày càng nhiều chất độc. Định nghĩa về độc tố rất rộng, ngoài chất độc vật lý (như phóng xạ), chất độc hóa học (như chất hóa dẻo, thuốc trừ sâu, benzen) hoặc chất độc sinh học (như virus, vi khuẩn), thì còn có độc tố cảm xúc. Một số cảm xúc “đặc biệt” dễ làm chúng ta mắc bệnh tim và ung thư.
Bài viết của Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm Châu Âu, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Chất độc cảm xúc thậm chí có thể gây hại cho cơ thể con người hơn chất độc vật lý hoặc sinh hóa vì chúng lúc nào cũng ở bên trong mỗi chúng ta.
Trên thực tế, ngay từ năm 1964, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng 60% đến 80% bệnh nhân đến khám chữa bệnh có các triệu chứng cơ thể do căng thẳng hoặc cảm xúc xấu [2].
Ông Meyer Friedman và ông Ray H. Rosenman là những bác sĩ tim mạch người Mỹ đầu tiên đưa ra mối quan hệ giữa cảm xúc và bệnh tật.
Họ phát hiện ra rằng cảm xúc không tốt của con người có thể gây ra nhiều bệnh thường gặp, bao gồm: huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, loét dạ dày tá tràng và thậm chí là ung thư. Phát hiện của họ đã dần phát triển một lĩnh vực mới trong vài thập kỷ qua – “y học thể chất và tinh thần”.
Các nhà tâm lý học và chuyên gia y học về thể chất và tinh thần đã tổng kết các loại tính cách con người thành 4 kiểu [3].
Đặc điểm cảm xúc của tính cách loại A là: cạnh tranh, tham vọng, đồng thời chiếm ưu thế, cáu kỉnh, dễ nóng nảy hoặc thù địch.
Những người như vậy dễ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu. Về mặt tinh thần, dễ xảy ra tình trạng lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu từ Tạp chí tim mạch Ấn Độ (Indian Heart Journal) chỉ ra rằng những người có tính cách loại A có nhiều khả xuất hiện các hành vi không tốt như hút thuốc, uống rượu và thói quen dùng những phương pháp không tốt để đối phó với căng thẳng. Đây là những lý do giải thích tại sao những người có tính cách loại A dễ mắc bệnh tim mạch hơn [4].
Hơn nữa, người thuộc tính cách loại A thường hay căng thẳng vì thể chất và tinh thần căng thẳng, thần kinh giao cảm sẽ ở trạng thái hưng phấn khiến tim đập nhanh hơn, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lượng máu, tăng huyết áp và đường huyết; gan tổng hợp chất béo trung tính cung cấp năng lượng, do đó gây rối loạn lipid máu.
Bên cạnh đó, một số người có tính cách loại A có các gen đặc biệt trong cơ thể khiến họ dễ xuất hiện các đặc điểm cảm xúc loại A và dễ mắc bệnh tim mạch.
Đặc điểm cảm xúc của tính cách loại B là: dễ gần, thoải mái, kiên nhẫn, không dễ lo lắng hay căng thẳng.
Thái độ của họ đối với căng thẳng có tác dụng rất tốt bảo vệ sức khỏe. Do đó, tính cách loại B còn được gọi là đặc điểm tính cách “bảo vệ tim”.
Đặc điểm cảm xúc của tính cách loại C là: thụ động, phục tùng, kìm nén, quá quan tâm đến ý kiến của người khác và không giỏi thể hiện cảm xúc.
Những người này dễ bị ung thư hơn và dễ mắc các vấn đề về tinh thần như lo lắng và trầm cảm.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nhân cách Châu Âu (EJP), [5] các nhà khoa học đã theo dõi 1.341 đối tượng và phân tích nguyên nhân tử vong của những người đã chết trong khoảng thời gian 10 năm. Người ta thấy rằng 30% những người có tính cách giống loại A chết vì bệnh tim mạch vành. Hơn 45% những người có tính cách loại C chết vì ung thư.
Tại sao tính cách loại C dễ bị ung thư? Nguyên nhân có thể là do những người như vậy đã rơi vào trạng thái trầm cảm và áp lực trong một thời gian dài. Lúc này, cơ thể con người sẽ huy động các hormone gây căng thẳng, mà tiêu biểu nhất là glucocorticoid do tuyến thượng thận tiết ra. Hormone này ngăn chặn chức năng tế bào miễn dịch, ức chế cơ chế chữa bệnh và chống ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch [6].
Một bài báo trên tạp chí Não bộ, Hành vi và Miễn dịch (Brain, Behavior, Immunity) đã đăng một bài báo tổng kết 20 năm nghiên cứu về hiện tượng trầm cảm cũng đưa ra kết luận tương tự [7]. Bài báo đề cập rằng những người thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm có sự suy giảm sự phát triển của tế bào bạch huyết trong cơ thể, và sự suy giảm tổng thể về khả năng miễn dịch chống ung thư và chống virus của cơ thể. Những điều này có thể làm cho mọi người dễ bị ung thư hơn, họ cũng có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh hơn khi tiếp xúc với virus và vi khuẩn.
Có 40% trường hợp ung thư liên quan đến những người có tính cách hướng nội và trầm cảm [8]. Những người có cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài có thể khiến tỷ lệ mắc các bệnh về khối u cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.
Đặc điểm cảm xúc của tính cách loại D là: sợ bị từ chối, dễ cảm thấy đau đớn, cô đơn và buồn bã. Những người như vậy dễ bị đau mãn tính, hen suyễn và các bệnh khác.
Vì những cảm xúc tiêu cực có thể gây rất nhiều tác hại cho chúng ta, có nên kìm nén những cảm xúc này không?
Trên thực tế, như đã đề cập trước đó, việc kìm nén bản thân và tích tụ căng thẳng có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người kìm nén phẫn nộ, giận dữ và những cảm xúc tiêu cực khác của mình một cách mù quáng có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư hoặc khiến bệnh ung thư trầm trọng hơn. Những người này giống với tính cách loại C. [9]
Cách thực sự để kiểm soát cảm xúc không phải là đè nén chúng một cách thụ động mà là chủ động nắm bắt và thay đổi chúng.
Ngoài tác dụng trực tiếp điều chỉnh cảm xúc, thiền định mỗi ngày còn có thể làm giảm cảm xúc tiêu cực.
Vào cuối năm 1970, hơn 1.000 bài báo nghiên cứu học thuật đã thảo luận về những tác dụng hữu ích của thiền định. Thiền đã được khoa học chứng minh là giúp giảm đau, trầm cảm, nghiện ma túy và nhiều chứng bệnh khác. Nó có thể cải thiện khả năng tập trung và chức năng miễn dịch, giảm huyết áp, giảm lo âu và mất ngủ.
Các học giả từ hai trường Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ và Đại học Toronto ở Canada đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Động lực và Cảm xúc (Motivation and Emotion)[10]. Khi bắt đầu nghiên cứu, các đối tượng được cho xem những bức ảnh khó chịu và dễ chịu, thì phát hiện ra rằng phản ứng kháng cự trên da của họ tăng lên đáng kể, có nghĩa là họ dễ xúc động.
Sau đó, nhóm người này được chia thành 3 nhóm, trong 7 tuần nhóm đầu sẽ thiền định chánh niệm (trong lúc thiền định thì chủ động ý thức rằng bản thân đang ngồi thiền). Nhóm thứ hai thì thiền định buông bỏ (không nghĩ về điều gì) và nhóm cuối cùng không thiền định. Sau 7 tuần, hãy cho họ xem lại các bức tranh. Kết quả cho thấy, sự thay đổi cảm xúc giảm xuống đáng kể khi những người thiền định xem bức tranh khó chịu.
Không chỉ vậy, những người thiền định với chánh niệm thì cảm xúc cũng không dao động nhiều khi họ nhìn thấy những bức tranh vừa ý. Nói cách khác, cảm xúc quá vui mừng và quá buồn bã cũng không phải là điều tốt, khi đối mặt với những kích thích thì càng nên giữ một tâm thái bình hoà.
Đại học Emory, Hoa Kỳ cũng đã thực hiện một nghiên cứu, trong đó các đối tượng được chia thành 2 nhóm. Một nhóm thực hành thiền định chánh niệm thông thường, trong khi nhóm còn lại thêm vào ý thức về sự từ bi và lòng khoan dung trong khi thiền định. Sau khi so sánh, người ta thấy rằng chỉ số trầm cảm của những người thêm vào ý thức từ bi trong khi thiền định đã giảm đáng kể, tổ chức sản sinh và điều tiết cảm xúc – Tăng cường kích hoạt phía trước thể amygdaloid, hay gọi là hạch hạnh nhân (là chất xám dưới vỏ của hệ limbic được cung cấp máu bởi động mạch màng đệm trước). [11].
Thiền định với tâm thái từ bi giúp cho khả năng kiểm soát cảm xúc được nâng cao.
Các hạch hạnh nhân có cơ chế điều chỉnh hai chiều của cảm xúc. Khi một người bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và các bệnh khác, chức năng của hạch hạnh nhân sẽ bị tổn thương; Nhưng khi khả năng kiểm soát cảm xúc của người đó tăng lên đến một mức độ nhất định, thì hạch hạnh nhân sẽ kích hoạt cảm xúc theo hướng tích cực. khả năng kiểm soát đã được cải thiện tốt hơn.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…