Đa số mọi người đều cảm thấy “ám ảnh” bởi tiếng chuông quen thuộc của đồng hồ báo thức vào mỗi sáng. Nhưng cũng không ít người có thói quen “nướng” thêm vài lần âm thanh này mới chịu dậy. Tuy nhiên hành động này lại ẩn chứa mối nguy hại rất lớn cho cơ thể.
Buổi sáng, bạn sợ mình không thể dậy nên đã đặt thêm đồng hồ báo thức. Khi đồng hồ báo thức vừa reo, bạn giật mình tỉnh dậy nhưng phát hiện ra vẫn có thể ngủ thêm một lúc nên lại nằm xuống tiếp tục ngủ, rồi đồng hồ báo thức lại reo, lại giật mình tỉnh giấc… Cứ lặp đi lặp lại mấy lần, cuối cùng bạn cũng phải thức dậy trong sự mệt mỏi.
Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, bạn sẽ thấy rằng mình thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và sẽ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.
Theo thống kê, hơn 20% số người thường đặt nhiều hơn một đồng hồ báo thức vào mỗi sáng. Trong một nghiên cứu của Đại học Harvard, nồng độ adenosine trong cơ thể sẽ tăng lên sau nhiều lần thức dậy, điều này khiến mọi người cảm thấy buồn ngủ hơn và có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính.
Adenosine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng trong não để điều hòa giấc ngủ. Nồng độ adenosine này sẽ tăng dần khi não thức và sẽ giảm trong khi ngủ. Vì vậy, một người càng thức lâu thì họ càng buồn ngủ. Đặc biệt, chất caffeine trong cà phê, trà và các loại đồ uống khác sẽ ức chế giấc ngủ bằng cách ngăn chặn thụ thể adenosine.
Việc đặt nhiều báo thức và giấc ngủ chập chờn sẽ khiến đầu óc và cơ thể rất uể oải. Đồng thời, ngủ lại sau khi chuông báo thức kêu còn dẫn đến tình trạng ngủ sâu và ngủ quên, điều này sẽ làm rối loạn đến đồng hồ sinh học. Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến như mất ngủ, khó ngủ, rối loạn nhịp sinh học và ngưng thở khi ngủ đều là do thói quen xấu này.
Nếu bạn gặp khó khăn khi ra khỏi giường, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức cách xa giường hơn. Khi chuông báo thức kêu, nó buộc bạn phải thức dậy để tắt. Hay bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng để dễ tỉnh táo hơn, sau khi tỉnh dậy, hãy mở rèm cửa để tiếp nhận ánh sáng. Loại ánh sáng này có tác dụng kích thích các tế bào cảm quang trên võng mạc và gửi tín hiệu báo thức đến não.
Ngủ ngáy có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu, dẫn đến buồn ngủ ban ngày, giảm khả năng làm việc và sự tập trung.
Melatonin ngoại sinh có thể cải thiện giấc ngủ, nhưng melatonin chỉ có hiệu quả đối với chứng rối loạn nhịp sinh học do lệch múi giờ hoặc làm việc theo ca. Tuy nhiên tính an toàn của việc sử dụng melatonin lâu dài vẫn chưa rõ ràng.
Giấc ngủ là không thể được bù đắp, dù có đủ thời gian ngủ nhưng thức khuya vẫn gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó dẫn đến mất ngủ, cũng như các vấn đề về cảm xúc khác. Thức khuya trong thời gian dài còn dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thể chất.
Một giấc ngủ chất lượng sẽ tiếp thêm sinh lực và giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn.
Trước hết bạn cần đáp ứng một yêu cầu cơ bản chính là thời gian ngủ phải đủ, một người trưởng thành cần ngủ từ 6-8 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất là nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày, việc này có thể giúp bạn rèn luyện thói quen thức dậy mà không cảm thấy mệt mỏi.
Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể theo đúng với nhịp sinh học của tự nhiên. Cho dù trong giai đoạn ngủ chập chờn vào buổi sáng, bạn cũng sẽ không khó chịu khi thức dậy với chuông báo thức vào lúc này. Nếu bạn vẫn đang trong giai đoạn ngủ sâu, quán tính giấc ngủ sẽ xảy ra sau khi chuông báo thức dậy (trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức). Trạng thái này cản trở sự tỉnh táo của bạn và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bối rối, thậm chí là thèm ngủ, chi phối tinh thần của bạn.
Không nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ. Ăn trước khi đi ngủ có thể gây ra tình trạng trào ngược axit hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa khác, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra bạn cũng cần tránh các loại thức ăn béo, cà phê, trà và các loại nước tăng lực chứa caffein khác trước khi đi ngủ.
Tập thể dục giúp đốt cháy calo, đốt cháy năng lượng dư thừa, tăng cường giấc ngủ và các chức năng của tim, phổi. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục trong khoảng thời gian từ 3~4 giờ trước khi đi ngủ vào ban đêm.
Bởi vì khi tập thể dục, tuyến thượng thận sẽ kích hoạt để sản xuất ra adrenaline. Từ đó dẫn đến tăng nhịp tim, tăng mức oxy và lưu lượng máu trong cơ cũng như làm gián đoạn giấc ngủ.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết melatonin và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một nghiên cứu về giấc ngủ đã chứng minh rằng những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng phương pháp thực hành lòng biết ơn. Trước khi đi ngủ, hãy tập trung vào những suy nghĩ tích cực và những điều bạn cảm thấy biết ơn và trân trọng sau một ngày dài năng động. Chỉ khi bạn thật sự có một thái độ tốt với giấc ngủ, bạn mới có thể đạt được một giấc ngủ chất lượng.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…