Ông Martin Kulldorff, giáo sư Trường Y Harvard, kiêm nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới cho biết, có thể nói các biện pháp ứng phó toàn cầu đối với COVID-19 (virus viêm phổi Vũ Hán), là “thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng.”
Chẳng hạn biện pháp phong toả toàn diện không có hiệu quả trong việc kiểm soát dịch, hay việc bỏ qua các biện pháp bảo vệ trọng điểm dành cho người cao tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao, nhiều trẻ em không được giáo dục trực tuyến, và việc tiêm chủng bắt buộc thiếu nền tảng “lòng tin”.
Ngày 10/8, ông Kulldorff đã nhận lời phỏng vấn của thời báo “Epoch Times” tiếng Anh. Với tư cách là một chuyên gia y tế, ông đã giúp Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phát triển một hệ thống giám sát các nguy cơ tiềm ẩn của vắc-xin. Ông cũng là một trong những tác giả của Tuyên bố “Great Barrington”. Tuyên bố này chủ trương bảo vệ trọng điểm nhằm vào các nhóm dễ bị tổn thương nhất, thay vì phong tỏa toàn diện cả cộng đồng.
Ông Kulldorff cho biết, từ 2 khía cạnh có thể thấy, có thể nói phản ứng toàn cầu đối với COVID-19 trong một năm rưỡi qua là “thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng.”
Trước hết, chính sách cho rằng các biện pháp phong tỏa toàn diện có thể bảo vệ toàn bộ dân số. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh của những người già nhất và trẻ tuổi nhất, chênh lệch đến 1.000 lần.
Chỉ vì một số người cho rằng biện pháp này có hiệu quả, nên đã không áp dụng các biện pháp cần thiết để “bảo vệ đặc biệt” cho nhóm người cao tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Điều đáng tiếc là, những người cao tuổi này mới điểm cốt lõi của chính sách y tế công.
Thứ hai, các biện pháp phong tỏa đã gây thêm những tổn hại khổng lồ.
Chẳng hạn trẻ không được đến trường. Ông Kulldorff giải thích rằng trẻ em tất nhiên cũng có nguy cơ bị lây nhiễm, nhưng nguy cơ này cực kỳ nhỏ so với người lớn. Hơn nữa, nguy cơ trẻ em nhiễm COVID-19, thậm chí còn thấp hơn xác suất nhiễm cúm hàng năm. Đến nay, theo CDC, khoảng 520 trẻ em ở Hoa Kỳ đã nhiễm COVID-19 và tử vong. Tuy nhiên, hàng năm ở Hoa Kỳ có khoảng 200 – 1.000 trẻ em chết mỗi năm vì bệnh cúm.
Ông Kulldorff cũng đưa ra một ví dụ, kể từ đợt dịch đầu tiên xảy ra vào mùa xuân năm ngoái, Thụy Điển là quốc gia phương Tây duy nhất không đóng cửa tất cả các trường học. Các trường học và nhà trẻ vẫn mở cửa cho trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 15. Trong đợt dịch này, 1,8 triệu trẻ em Thụy Điển “không có ai tử vong”. Những đứa trẻ không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách với xã hội, và không trải qua bất kỳ cuộc kiểm tra sàng lọc nào. Nếu trẻ bị bệnh, chúng chỉ được thông báo phải ở nhà.
Ông Kulldorff nói rằng sức khỏe cộng đồng là vấn đề lâu dài, chứ không phải là số liệu tử vong của một tháng hay một vài tháng.
Ông đưa ra ví dụ rằng các ngành như học giả, ngân hàng, luật sư và nhà báo có thể làm việc từ xa tại nhà. Các biện pháp phong tỏa bảo vệ nhóm người này. Tuy nhiên, nhân viên siêu thị, công nhân nhà máy sản xuất thịt, hoặc kỹ sư công ty điện lực vẫn phải làm việc trực tiếp. Các biện pháp phong tỏa này đã gây ra gánh nặng đè lên tầng lớp trung lưu và người lao động.
“Gánh nặng cũng đổ lên vai những đứa trẻ cần được học hành.” Ông Kulldorff cho rằng những người giàu có thể gửi con đến trường tư thục, mời gia sư hoặc cha mẹ một trong hai người có thể dạy con ở nhà mà không cần lo lắng về vấn đề tài chính. Nhưng sự lựa chọn trên, căn bản là điều không thể đối với các gia đình không giàu có. Các biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ sau của tầng lớp lao động.
Ông Kulldorff nói: “Chúng ta nên để con cái chúng ta là trẻ em như chính bản thân chúng. Giáo dục là việc rất quan trọng.” Ông nhấn mạnh rằng việc dạy học từ xa không thể sánh với giáo dục trực tiếp.
Sau khi dịch bùng phát vào mùa xuân năm ngoái, nhiều địa phương đã khởi động các biện pháp phong tỏa. Hiện tại New York và các khu vực khác ở Hoa Kỳ đã chấm dứt phong tỏa và đang dần trở lại đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, gần đây do sự xuất hiện của biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao, việc thực hiện các biện pháp phong tỏa lại được đưa ra thảo luận.
Ông Kulldorff nói rằng bất kỳ chủng virus nào cũng có thể đột biến. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi một biến thể của COVID-19 xuất hiện. Ông nói rằng biến thể Delta có thể dễ lây lan hơn, nhưng nó “không thay đổi luật chơi”. Bởi tỷ lệ tử vong của biến thể mới đối với người già vẫn khá cao. Chúng chưa trở thành kẻ thù không đội trời chung đối với những người trẻ hay trẻ em.
Ông Kulldorff đề cập rằng gần đây đã có những hiện tượng như bắt buộc phải có hộ chiếu tiêm chủng và bắt buộc tiêm vắc-xin trong xã hội Mỹ. Gồm cả việc các công ty yêu cầu nhân viên và các trường đại học yêu cầu học sinh, sinh viên phải tiêm chủng. Ông chỉ ra rằng khi người già cần tiêm vắc-xin nhiều hơn, thì tại sao những người đã có miễn dịch hoặc những người trẻ có nguy cơ mắc bệnh thấp, lại bị buộc phải tiêm vắc-xin?
Ông Kulldorff nhấn mạnh rằng sức khỏe cộng đồng phải dựa trên sự tin tưởng. Ông đưa ra ví dụ: Thụy Điển là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, niềm tin vào vắc-xin cũng cao nhất thế giới. Nhưng chính quyền Thụy Điển không đưa ra yêu cầu bắt buộc nào, những người đi tiêm vắc-xin đều hoàn toàn tự nguyện.
Ông Kulldorff cho biết, việc sử dụng biện pháp bắt buộc, ép mọi người đi tiêm, có thể phản tác dụng đối với sức khỏe cộng đồng. Nhiều người tránh xa vắc-xin là bởi suy nghĩ: “Nếu vắc-xin tốt như vậy, thì tại sao họ lại bị buộc phải tiêm chủng?”; “Nếu muốn người dân tin tưởng vào vắc-xin, thì việc tiêm chủng phải là tự nguyện và không có quy định bắt buộc nào.”
Jan Jekielek, Epoch Times
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…