Chính phủ các quốc gia liên tiếp kêu gọi người dân tiêm vắc-xin để ứng phó với dịch COVID-19, các tác dụng phụ của tiêm chủng cũng liên tiếp được báo cáo. Rụng tóc nghiêm trọng là một trong những di chứng sau khi tiêm.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy, tính đến nửa đêm ngày 10/10, 240 người ở Hàn Quốc đã bị rụng tóc do tiêm vắc-xin COVID-19, thậm chí gần đến trạng thái hói đầu. Trong đó có 172 nữ và 68 nam, tỷ lệ nữ giới gấp 2,5 lần so với nam giới.
240 người trong độ tuổi từ 30 đến 80, trong đó độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi có số lượng tóc rụng nhiều nhất, lên tới 80 người; độ tuổi 60 đến 70 tuổi là 54 người; độ tuổi 40 đến 50 tuổi là 41 người.
Theo phân loại vắc-xin đã tiêm chủng, số người tiêm vắc-xin AZ bị rụng tóc nhiều nhất với 98 người; vắc-xin Pfizer có 71 người, vắc-xin Moderna có 65 người và vắc-xin Johnson có 6 người.
Báo cáo dẫn lời một phụ nữ 53 tuổi tiết lộ rằng sau khi tiêm vắc-xin Moderna liều thứ hai vào ngày 7/10, tóc bà bắt đầu rụng nhiều vào ngày hôm sau, mặc dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng vẫn không có dấu hiệu cải thiện.
Vào ngày 20/9, một nam cư dân mạng trẻ tuổi ở Nhật Bản đã tweet một bức ảnh sau khi tiêm phòng. Sau khi tiêm mũi vắc-xin Moderna đầu tiên vào tháng 7 năm nay, đến ngày thứ 3 thì tóc rụng rất nhiều, chỉ cần nhổ tóc là 7, 8 sợi tóc rụng, chưa kể khi gội đầu thì tóc rụng nhiều hơn nữa. Sau hơn 2 tháng, mái tóc dày ban đầu gần như bị hói.
Mặc dù vậy, anh vẫn tiêm liều vắc-xin thứ hai và tình trạng rụng tóc nghiêm trọng không cải thiện. Anh viết: “Tôi nghĩ rằng cái đầu có lẽ sẽ hói sau 100 ngày nữa.”
Một phụ nữ trẻ ở Nhật Bản cũng trải qua trường hợp tương tự. Kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Moderna đầu tiên vào ngày 29/6 năm nay, hiện tượng rụng tóc nhiều cũng xảy ra, sau một tháng thì gần như bị hói đầu, nhưng cô vẫn tiêm liều vắc-xin thứ hai. Mặc dù người phụ nữ này đã đi khám nhưng bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân khiến cô bị rụng tóc, cũng không xác định được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa việc tiêm phòng và rụng tóc.
Truyền thông Nhật Bản News Post 7 đưa tin, ông Taisuke Ito, phó giáo sư Khoa Da liễu tại Đại học Y Hamamatsu, nói rằng hiện tượng “bệnh rụng tóc” này có thể do các bệnh của hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Nếu hệ thống miễn dịch của con người mất kiểm soát, nó sẽ bắt đầu tấn công cơ thể của chính người đó. Loại phản ứng miễn dịch tương tự này có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Ở Nhật Bản có trường hợp xuất hiện hiện tượng rụng tóc sau khi nhiễm COVID-19.
Tờ Liên hợp Tảo báo (Zaobao) tại Singapore đưa tin, mùa xuân năm nay, sau khi một người đàn ông 66 tuổi ở Singapore tiêm liều vắc-xin Moderna thứ hai, ông bắt đầu có dấu hiệu rụng tóc và ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ mái tóc dày ban đầu, đã biến thành hói. Mặc dù ông nghi ngờ có liên quan đến việc tiêm vắc-xin nhưng một số chuyên gia y tế suy đoán rằng đó là do “chứng rụng tóc do stress” sau khi tiêm vắc-xin chứ không phải tác dụng phụ của vắc-xin.
Thiên Thanh, Vision Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…